vĐồng tin tức tài chính 365

Mỹ - Trung sẽ 'không nói chuyện' tại Đối thoại Shangri-La?

2023-06-04 08:41
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin phát biểu trong phiên toàn thể đầu tiên của Đối thoại Shangri-La ngày 3-6 - Ảnh: REUTERS

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin phát biểu trong phiên toàn thể đầu tiên của Đối thoại Shangri-La ngày 3-6 - Ảnh: REUTERS

Bài phát biểu của ông Austin tại Đối thoại Shangri-La ngày 3-6 đã thu hút nhiều chú ý dù nhìn chung không nhiều khác biệt trong bài phát biểu năm nay so với năm ngoái. Thông tin thời sự nhất là lời kêu gọi Mỹ và Trung Quốc đối thoại, với tư cách là những nước lớn của thế giới.

Nước lớn trách nhiệm lớn

"Đối với các nhà lãnh đạo quốc phòng có trách nhiệm, thời điểm thích hợp để nói chuyện là bất cứ lúc nào", Bộ trưởng Austin nêu vấn đề trong bài phát biểu ngày 3-6. "Thời điểm thích hợp để nói chuyện là mọi lúc. Và thời điểm thích hợp để nói chuyện là bây giờ", ông ám chỉ việc nối lại các cuộc tiếp xúc, đối thoại giữa quân đội Mỹ và Trung Quốc.

Các kênh liên lạc giữa quân đội hai nước đã bị đình chỉ sau chuyến thăm Đài Loan của Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi vào tháng 8-2022. Việc hai bên không nói chuyện đã dẫn tới những lo ngại về các tính toán sai lầm trên thực địa gần một năm qua. Trái với mong đợi của Washington và nhiều người khác, Bắc Kinh đã từ chối một cuộc gặp song phương giữa tướng Lý Thượng Phúc với ông Lloyd Austin, dù cả hai đang cùng dự Đối thoại Shangri-La.

Dù vậy, tối 2-6, trong tiệc chiêu đãi các quan chức dự Đối thoại Shangri-La, bộ trưởng Quốc phòng Mỹ được nhìn thấy đã bắt tay người đồng cấp Trung Quốc Lý Thượng Phúc. Song với ông Austin, cái bắt tay xã giao đó là chưa đủ. 

"Một cái bắt tay thân mật trong bữa tối không thể thay thế cho một cam kết thực chất", ông Austin khẳng định trước hàng trăm đại biểu dự Đối thoại Shangri-La ngày 3-6.

Theo ông Austin, càng trao đổi nhiều, các nước càng tránh được những hiểu lầm và tính toán sai lầm có thể dẫn đến khủng hoảng hoặc xung đột. "Tôi vô cùng lo lắng vì Trung Quốc không sẵn sàng tham gia các cơ chế quản lý khủng hoảng tốt hơn giữa quân đội hai nước. Nhưng tôi hy vọng điều đó sẽ thay đổi, và sớm thôi", ông bày tỏ.

Người đứng đầu Lầu Năm Góc cũng nhấn mạnh "các cường quốc phải là hải đăng của sự minh bạch lẫn trách nhiệm" và Mỹ sẽ cam kết thực hiện phần việc của mình. Trong đó, ông nêu ra các hoạt động của Mỹ tại Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương một năm qua. 

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cũng cam kết nước này sẽ tiếp tục hỗ trợ các đồng minh và đối tác tại khu vực, đảm bảo quyền tự do hàng hải và hàng không ở bất kỳ nơi nào luật quốc tế cho phép. Bộ trưởng Mỹ cũng bày tỏ quan ngại về các hành động "nguy hiểm" của Trung Quốc trên các vùng biển và vùng trời quốc tế.

Kẹt đối thoại vì lệnh trừng phạt

Trung tướng Hà Lôi (He Lei), thành viên của phái đoàn Trung Quốc dự Đối thoại Shangri-La 2023, đã bác bỏ đây là thời điểm thích hợp cho các cuộc đối thoại với Mỹ. Theo báo Straits Times, trong cuộc phỏng vấn sau bài phát biểu của ông Austin, tướng Hà Lôi cáo buộc Mỹ liên tục thách thức các lợi ích cốt lõi của Trung Quốc. Trong bối cảnh như vậy, việc ông Lý không gặp ông Austin là điều dễ hiểu.

Theo giới quan sát, ngoài vấn đề Đài Loan, một vấn đề lớn khác mà Bắc Kinh muốn Washington phải giải quyết là lệnh trừng phạt tướng Lý hồi năm 2018. Khi đó ông Lý là giám đốc Cục Phát triển vũ khí của quân đội Trung Quốc. Ông bị Mỹ đưa vào danh sách trừng phạt vì có vai trò quan trọng trong việc mua các tiêm kích và hệ thống phòng không của Nga.

Cựu đại tá Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc Chu Ba (Zhou Bo), thành viên cấp cao tại Trung tâm chiến lược và an ninh quốc tế tại Đại học Thanh Hoa (Trung Quốc), cũng xoáy vào vấn đề này khi trả lời báo Straits Times. Theo ông, việc Mỹ tiếp tục trừng phạt tướng Lý trong khi vẫn muốn đối thoại là điều rất vô lý. Đồng thời, cũng theo ông, nếu Washington không gỡ lệnh trừng phạt, hậu quả sẽ "rất lớn". 

"Hãy thử nghĩ về điều này, nhiệm kỳ của bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc là 5 năm. Và nếu họ không bỏ lệnh trừng phạt, trong năm năm tới sẽ không có cuộc họp nào cả. Mỹ có thể chịu đựng được không?", vị chuyên gia Trung Quốc lập luận.

Có lẽ ông Austin hiểu rõ mong muốn của Bắc Kinh. Vì trước đó, trong bài phát biểu ông đã nhấn mạnh rằng việc đối thoại giữa hai nước lớn "không phải là một phần thưởng cho việc gì đó", ám chỉ việc dỡ bỏ trừng phạt với tướng Lý.

Chờ màn "đáp lễ" của Trung Quốc

Sáng nay 4-6, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lý Thượng Phúc sẽ có bài phát biểu với chủ đề "Sáng kiến an ninh mới của Trung Quốc". Theo Thời báo Hoàn Cầu, đây sẽ là cơ hội để Bắc Kinh khẳng định Trung Quốc là một quốc gia có trách nhiệm với an ninh, ổn định khu vực. Giới quan sát, các quan chức Mỹ và nhiều nước chắc chắn sẽ lắng nghe kỹ thông điệp của tướng Lý.

Tàu chiến phương Tây đi qua eo biển Đài Loan ngay lúc bộ trưởng Mỹ phát biểu về Trung QuốcTàu chiến phương Tây đi qua eo biển Đài Loan ngay lúc bộ trưởng Mỹ phát biểu về Trung Quốc

Tàu chiến Mỹ và Canada đi qua eo biển Đài Loan ngay khi Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin có bài phát biểu đề cập đến Trung Quốc, tại Đối thoại Shangri-La 2023.

Xem thêm: mth.23082423230603202-al-irgnahs-iaoht-iod-iat-neyuhc-ion-gnohk-es-gnurt-ym/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Mỹ - Trung sẽ 'không nói chuyện' tại Đối thoại Shangri-La?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools