ôi đã từng chia sẻ với nhân viên ngành thương mại rằng, chúng ta hãy bán hàng như bán cho người thân của mình. Tuy nhiên, câu nói này vẫn chỉ là lời kêu gọi. Để có thực phẩm an toàn, yếu tố con người là rất quan trọng. Nếu chỉ nghĩ đến việc bán hàng, lấy lợi nhuận bỏ túi, sau đó quên luôn người tiêu dùng thì người tiêu dùng khó có thực phẩm an toàn để dùng.
Chỉ khi nào kỷ cương pháp luật mạnh đến mức khiến mọi người không dám làm sai, chúng ta mới yên tâm có thực phẩm an toàn như các nước tiên tiến |
Chúng ta không thể hô hào “cần cố gắng” mà phải dùng kỹ thuật và thể chế để quản lý. Ở Hàn Quốc, họ thiết lập các chuỗi cung ứng ngắn từ sản xuất đến bán lẻ. Chẳng hạn, hộp sữa, cân thịt đi đến đâu đều có người chịu trách nhiệm cụ thể. Còn ở châu Âu, khi uống 1 hộp sữa, người tiêu dùng có thể biết được nó được làm ra từ nông trường nào, con bò số bao nhiêu.
Còn ở Việt Nam, việc buôn bán thường theo hình thức “mua đứt bán đoạn”, từ chăn nuôi đến giết mổ, bán buôn, bán lẻ, chỉ cần “sang tay” là xong. Tôi còn nhớ cách đây hơn 10 năm, Thủ tướng Chính phủ đã ra một văn bản rất cần thiết nhưng hiện nay đã bỏ. Đó là, người sản xuất và kinh doanh những sản phẩm thiết yếu cho đời sống phải chịu trách nhiệm đến cùng về giá cả và chất lượng. Còn hiện nay, sản phẩm sau khi bán xong là “hết trách nhiệm”.
Muốn có được thực phẩm an toàn, phải phân biệt người làm tốt và người không làm tốt. Hiện nay, người làm tốt vẫn đang bị “lẫn” với người không làm tốt. Đơn cử, người không làm tốt thu lãi 50 triệu đồng, chỉ bị phạt 5 triệu đồng thì họ chấp nhận nộp phạt để tiếp tục vi phạm. Điều này cho thấy, người làm sai không sợ kỷ cương pháp luật. Như vậy, chỉ khi nào kỷ cương pháp luật mạnh đến mức khiến mọi người không dám làm sai, chúng ta mới yên tâm có thực phẩm an toàn như các nước tiên tiến.
Từ thực trạng này ở Việt Nam, tôi xin có một số kiến nghị:
Thứ nhất, phải tiếp tục sửa đổi, bổ sung một số điều luật trên tinh thần biểu dương những người làm tốt, xử lý nghiêm người không làm tốt; nếu chỉ “phạt vạ” như hiện nay thì 10 năm sau, tình trạng vẫn sẽ không thay đổi.
Thứ hai, phải thông tin minh bạch. Theo tôi, phải cho chạy trên bảng điện tử ở các chợ về giá, chất lượng, tiêu chuẩn… Hiện nay, giá cả, chất lượng đều mù mờ, chưa minh bạch. Phạm trù minh bạch cần được hiểu rộng hơn, đó là công khai cả những khoản chiết khấu.
Thứ ba, phải thiết kế các chuỗi cung ứng ngắn, chuỗi cung ứng chịu trách nhiệm từng đoạn. Ví dụ, ai chịu trách nhiệm con giống, ai chịu trách nhiệm thức ăn chăn nuôi, ai chịu trách nhiệm giết mổ, vận chuyển, bán lẻ… Cần công khai toàn bộ các địa chỉ phải chịu trách nhiệm này. Vấn đề mấu chốt của minh bạch là ở chỗ này.
Vũ Vinh Phú - chuyên gia kinh tế
Xem thêm: lmth.2033941a-ehgn-gnoc-noh-gnort-nauq-mat-iac-mahp-cuht-hnaod-hnik/nv.moc.enilnounuhp.www