vĐồng tin tức tài chính 365

Tổng cục Thống kê phản hồi tin số liệu công bố không đúng thực tế

2023-06-05 12:21

Trước một số ý kiến cho rằng số liệu tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 5 tháng đầu năm so với cùng kỳ năm trước tăng 12,6% là khá cao, chưa phản ánh đúng thực trạng tiêu dùng của dân cư và kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, Tổng cục Thống kê đã bổ sung thêm một số thông tin để người dùng tin có cái nhìn đầy đủ hơn về con số này.

Cụ thể, tốc độ tăng về quy mô theo giá hiện hành của tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 5 tháng đầu năm nay đạt 12,6% so với cùng kỳ năm trước, trong khi tốc độ tăng về lượng theo giá so sánh chỉ đạt 8,3%, tương đương với mức tăng của cùng kỳ năm 2018.

Kinh tế vĩ mô - Tổng cục Thống kê phản hồi tin số liệu công bố không đúng thực tế

Bảng số liệu được Tổng cục Thống kê chỉ ra (Ảnh: GSO).

Dẫn đồ thị biểu hiện bình quân 5 tháng đầu năm, Tổng cục Thống kê nêu rõ mỗi năm giai đoạn 2015-2019 tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá hiện hành tăng 10,6%, theo giá so sánh tăng 8,3% so với cùng kỳ.

Như vậy, chỉ số giảm phát bình quân 5 tháng đầu năm mỗi năm đoạn 2015-2019 của chỉ tiêu này so với cùng kỳ đã tăng hơn 2,1%.

Trong khi đó, bình quân 5 tháng đầu năm mỗi năm giai đoạn 2020-2023, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá hiện hành tăng 6,4%, theo giá so sánh tăng 1,9% và chỉ số giảm phát tăng hơn 4,4% so với cùng kỳ. Như vậy, chỉ số giảm phát so với cùng kỳ 5 tháng đầu năm của chỉ tiêu này trong 4 năm gần đây có mức tăng khá cao so với 5 năm trước đó.

Cơ quan thống kê cho hay, trong năm nay, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá hiện hành 5 tháng đầu năm so với cùng kỳ năm trước đạt 12,6% là mức tăng khá nhưng do chỉ số giảm phát tăng 3,9% nên tốc độ tăng theo giá so sánh chỉ đạt 8,3%, bằng với mức tăng của năm 2018.

Tuy đây là mức tăng tương đương với mức tăng bình quân của 5 năm trước dịch (2015-2019) nhưng trên nền tăng thấp của 3 năm (2020-2022) chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Cơ quan này lưu ý rằng, tỉ trọng của tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng phản ánh người dân có xu hướng tăng chi tiêu vào nhóm hàng hóa thiết yếu, giảm chi tiêu dịch vụ xã hội.

Nếu như năm 2019 (năm trước dịch) doanh thu bán lẻ hàng hóa chiếm 76,3% trong tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng thì đến năm 2023 tỉ lệ này đã tăng lên 78,9% (tăng thêm 2,6 điểm phần trăm). Trong đó, tỉ trọng lương thực, thực phẩm tăng từ 24,2% trong 5 tháng đầu năm 2019 lên 27,9% trong 5 tháng đầu năm 2023 (tăng thêm 3,7 điểm phần trăm).

Kinh tế vĩ mô - Tổng cục Thống kê phản hồi tin số liệu công bố không đúng thực tế (Hình 2).

 Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 5 tháng đầu năm so với cùng kỳ năm trước tăng 12,6% (Ảnh: Hữu Thắng).

Ở chiều ngược lại, trong 5 tháng đầu năm, doanh thu dịch vụ tiêu dùng (gồm lưu trú ăn uống; du lịch lữ hành và các dịch vụ khác) năm 2019 chiếm 23,7%, đến năm 2023 chỉ chiếm 21,1% (giảm 2,6 điểm phần trăm).

Trong đó, nhóm hàng dịch vụ tiêu dùng không thiết yếu như: Dịch vụ lưu trú và ăn uống đã giảm 1,5 điểm phần trăm, từ mức 12,1% năm 2019, xuống 10,6% năm 2023; dịch vụ khác giảm 0,8 điểm phần trăm, từ 10,8% xuống 10%.

Điều này phản ánh xu hướng tăng tỉ trọng chi tiêu hàng hóa, nhất là nhóm hàng hóa thiết yếu, giảm chi tiêu dịch vụ tiêu dùng không thiết yếu của người dân trong điều kiện nền kinh tế gặp khó khăn.

Điểm đáng lưu ý là, số lượng khách quốc tế đến Việt Nam 5 tháng đầu năm nay gấp 12,6 lần so với cùng kỳ năm trước; số lượng khách du lịch nội địa cũng tăng 3,9% so với cùng kỳ năm 2022. Những yếu tố này đóng góp tích cực vào mức tăng 12,6% của tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng.

Trong 5 tháng đầu năm, khách quốc tế đến nước ta ước đạt gần 4,6 triệu lượt người, gấp 12,6 lần so với cùng kỳ năm trước; lượng khách du lịch nội địa cũng đạt 50,5 triệu lượt khách, tăng 3,9%.

Lượng khách quốc tế và khách du lịch nội địa tăng trưởng tốt đã tác động trực tiếp tới doanh thu bán lẻ hàng hóa và doanh thu của các ngành dịch vụ (như vận tải, lưu trú ăn uống, dịch vụ du lịch lữ hành, vui chơi giải trí,…); đóng góp quan trọng vào mức tăng về quy mô và tốc độ của tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 5 tháng đầu năm.

Như vậy, theo giá hiện hành 5 tháng đầu năm, quy mô và tốc độ tăng của các chỉ tiêu thành phần như sau: Doanh thu tổng mức bán lẻ hàng hóa ước đạt xấp xỉ 2 triệu tỷ đồng, tăng 10,7% so với cùng kỳ năm trước. Doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 533.500 tỷ đồng, tăng 19,9% so với cùng kỳ, cụ thể: Dịch vụ lưu trú, ăn uống ước đạt 268.300 tỷ đồng, tăng 22,1%; du lịch lữ hành ước đạt 11.600 tỷ đồng, tăng 89,4%; dịch vụ khác ước đạt 253.600 tỷ đồng, tăng 15,8%.

Trong khi 3 năm trước (2020-2022), tốc độ tăng bình quân 5 tháng đầu năm so với cùng kỳ theo giá hiện hành của tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng chỉ đạt 4,5%. Cụ thể: Doanh thu bán lẻ hàng hóa tăng 6,2%; doanh thu dịch vụ tiêu dùng giảm 1,6% (với dịch vụ lưu trú, ăn uống giảm 2,5%; dịch vụ du lịch lữ hành giảm 29,4%; dịch vụ khác tăng 1%).

Những phân tích trên cho thấy, tốc độ tăng tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt mức tăng tích cực trong bối cảnh 5 tháng đầu năm nay chỉ số giá nhiều mặt hàng vẫn ở mức khá cao (mặc dù xu hướng đã giảm dần) và trên nền tăng trưởng thấp của cùng kỳ các năm trước.

Xem thêm: lmth.971116a-et-cuht-gnud-gnohk-ob-gnoc-ueil-os-nit-ioh-nahp-ek-gnoht-cuc-gnot/nv.nitaudiougn.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“Tổng cục Thống kê phản hồi tin số liệu công bố không đúng thực tế”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools