vĐồng tin tức tài chính 365

Cục Quản lý dược: Tháng 7 có thuốc điều trị ca tay chân miệng nặng

2023-06-05 17:12
Bệnh nhi điều trị tại Bệnh viện Thanh Nhàn, Hà Nội - Ảnh minh họa: NAM TRẦN

Bệnh nhi điều trị tại Bệnh viện Thanh Nhàn, Hà Nội - Ảnh minh họa: NAM TRẦN

Ngày 5-6, Cục Quản lý dược có văn bản thông tin về việc cung ứng thuốc hỗ trợ điều trị bệnh tay chân miệng nặng (Immunoglobulin, phenobarbital).

Cụ thể, Cục Quản lý dược cho hay đã nhận được công văn của Sở Y TP.Hồ Chí Minh về việc hỗ trợ cung ứng thuốc điều trị bệnh tay chân miệng (Immunoglobulin, Phenobarbital) khi tình hình diễn biến phức tạp. Sau khi rà soát, Cục Quản lý dược thông tin về 2 loại thuốc điều trị:

Đối với thuốc chứa Immunoglobulin:

Hiện nay có 13 thuốc chứa Immunoglobulin được cấp giấy đăng ký lưu hành còn hiệu lực tại Việt Nam. Theo báo cáo của các cơ sở nhập khẩu, số lượng thuốc Immunoglobulin tồn và có kế hoạch nhập khẩu về Việt Nam.

Đối với thuốc Human normal immunoglobulin 100mg/ml do Công ty Zuellig Pharma Việt Nam nhập khẩu còn 2.344 hộp loại 250ml và 215 hộp loại 50ml. Dự kiến giữa tháng 8-2023 nhà sản xuất sẽ tiếp tục cung ứng cho Việt Nam 2.000 hộp loại 250ml.

Đối với loại thuốc Immunoglobulin người 5% do Công ty TNHH Thương mại Dược phẩm Duy Anh nhập khẩu, hiện Bệnh viện Chợ Rẫy còn tồn 300 lọ. Dự kiến cuối tháng 7-2023 nhà sản xuất sẽ cung ứng cho Việt Nam 5.000 đến 6.000 lọ.

Đối với thuốc Phenobarbital

Hiện có một loại thuốc Phenobarbital do Công ty Cổ phần Dược Danapha sản xuất được cấp Giấy đăng ký lưu hành còn hiệu lực tại Việt Nam.

Ngoài ra, Cục Quản lý dược đã cấp phép cho Công ty Cổ phần Dược phẩm Trung ương CPC1 nhập khẩu thuốc Barbit là thuốc chưa có giấy đăng ký lưu hành tại Việt Nam để đáp ứng nhu cầu điều trị đặc biệt.

Theo báo cáo của công ty sẽ có 21.000 ống thuốc (Phenobarbital 200mg/ml) về Việt Nam vào đầu tháng 7-2023.

Để đảm bảo công tác cung ứng đủ thuốc cho điều trị, Cục Quản lý dược đề nghị Sở Y tế TP.HCM thực hiện xây dựng và triển khai kế hoạch dự trữ, mua sắm, tiếp nhận thuốc phù hợp với thực tế để đảm bảo sẵn sàng cung ứng đủ thuốc, đảm bảo công tác khám, chữa bệnh.

Đồng thời, các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chủ động liên hệ với các cơ sở nhập khẩu để dự trù, đặt hàng, mua sắm và dự trữ thuốc theo đúng quy định.

Cục Quản lý dược thông tin thêm nguyên nhân gây gián đoạn nguồn cung do ảnh hưởng của đại dịch COVID0-19, xung đột giữa các quốc gia khiến nguồn cung toàn cầu bị gián đoạn.

Ca bệnh tay chân miệng tăng

Trước đó, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) thông tin trong 7 ngày từ 22 đến 28-5, toàn thành phố ghi nhận đến 157 ca tay chân miệng, tăng 47,1% so với trung bình 4 tuần trước (107 ca).

Trong đó, số ca bệnh tăng ở cả các trường hợp nhập viện điều trị nội trú và khám ngoại trú so với trung bình 4 tuần trước. Số mắc tích lũy đến tuần 21 là 1.670 ca.

Trước tình trạng ca bệnh tăng, Sở Y tế TP.HCM có văn bản báo cáo Bộ Y tế và Cục Quản lý dược hỗ trợ cung ứng đủ thuốc điều trị bệnh tay chân miệng, nhất là hai loại thuốc Phenobarbital truyền tĩnh mạch, Gamma Globulin truyền tĩnh mạch.

TP.HCM lo thiếu thuốc điều trị tay chân miệng nặngTP.HCM lo thiếu thuốc điều trị tay chân miệng nặng

Hết thuốc điều trị tay chân miệng độ nặng với hiệu quả điều trị cao nhất, các bệnh viện nhi đồng ở TP.HCM dùng thuốc thay thế và mong muốn có thêm thuốc dự trữ trong bối cảnh bệnh này đang gia tăng, đặc biệt là bệnh nặng.

Xem thêm: mth.46694926150603202-gnan-gneim-nahc-yat-ac-irt-ueid-couht-oc-7-gnaht-coud-yl-nauq-cuc/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Cục Quản lý dược: Tháng 7 có thuốc điều trị ca tay chân miệng nặng”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools