vĐồng tin tức tài chính 365

Xuất khẩu sẽ phục hồi trong 6 tháng cuối năm 2023?

2023-06-06 08:18

Nông nghiệp tiếp tục thể hiện vai trò trụ đỡ của nền kinh tế. Kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 5 đã tăng trưởng cao hơn tháng 4; Nhiều mặt hàng nông sản xuất khẩu có mức tăng trưởng rất tốt như như gạo, rau quả, hạt điều; Cán cân thương mại tiếp tục xuất siêu, đạt gần 10 tỷ USD… Đó là những điểm sáng đáng kể trong hoạt động xuất khẩu 5 tháng đầu năm 2023.

Các dự báo cho thấy hoạt động xuất khẩu sẽ phục hồi dần trong 6 tháng cuối năm. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều khó khăn phía trước đối với những mặt hàng xuất khẩu chủ lực đòi hỏi các doanh nghiệp, ngành hàng phải đặc biệt quan tâm để có thể tiếp cận thị trường trong thời gian tới.

Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 5/2023 ước đạt hơn 29,05 tỷ USD, tăng 4,3% so với tháng trước. Tính chung 5 tháng đầu năm 2023, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 136,17 tỷ USD. Đóng góp vào kết quả này có hơn 88% từ nhóm hàng công nghiệp chế biến, trong đó các mặt hàng điện tử đã lấy lại đà tăng trưởng.

Một số mặt hàng nông sản xuất khẩu cho giá trị gia tăng cao. Đáng lưu ý, mặt hàng gạo đã thâm nhập được vào nhiều thị trường khu vực EU có yêu cầu cao về tiêu chuẩn, chất lượng, tận dụng khá tốt Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới như EVFTA, UKVFTA.

Xuất khẩu sẽ phục hồi trong 6 tháng cuối năm 2023? - Ảnh 1.

Các dự báo cho thấy hoạt động xuất khẩu sẽ phục hồi dần trong 6 tháng cuối năm. (Ảnh minh họa)

Cán cân thương mại tiếp tục có xuất siêu, với trị giá đạt gần 10 tỷ USD là một điểm sáng được ông Trần Thanh Hải - Phó Cục trưởng Cục XNK, Bộ Công Thương điểm danh trong hoạt động xuất khẩu 5 tháng đầu năm.

"Kết quả xuất nhập khẩu 5 tháng thì chúng ta dự kiến xuất siêu khoảng 10 tỷ đô la Mỹ. Con số này nó cũng có ý nghĩa giúp cho chúng ta ổn định cán cân ngoại hối… Về cơ bản chúng tôi thấy rằng cán cân thương mại như vậy cũng đang ở mức bình ổn", ông Hài nói.

Mặc dù vậy, kim ngạch xuất nhập khẩu 5 tháng đầu năm 2023 vẫn tiếp đà giảm sâu (với mức giảm 2 con số so với cùng kỳ năm trước - giảm hơn 11%) và đã thể hiện rõ việc sụt giảm ở cả 2 chiều xuất khẩu và nhập khẩu. Trong đó sụt giảm nhập khẩu lớn hơn, phản ánh tình hình sản xuất tiếp tục khó khăn nên nhu cầu nhập khẩu nguyên liệu giảm. Thể hiện rõ nhất là các ngành dệt may, da giày, đồ gỗ vẫn tiếp tục khó khăn trong tìm kiếm đơn hàng.

Hiện, lạm phát đã giảm ở một số thị trường, Phó Cục trưởng Cục XNK Trần Thanh Hải dự báo, cơ hội cho xuất khẩu hàng hoá tiêu dùng hồi phục trong những tháng tới đây. Và với sự chủ động, sẵn sàng của doanh nghiệp, các đơn hàng xuất khẩu sẽ sớm được đáp ứng.

"Chúng ta thấy tình hình sụt giảm hiện nay thì chủ yếu là do vấn đề từ góc độ thị trường, còn đối với trong nước thì năng lực sản xuất của doanh nghiệp chúng ta hiện nay vẫn rất là tốt, không bị những yếu tố ảnh hưởng như dịch bệnh hay các yếu tố về đứt gãy nguồn cung nguyên liệu… Thì đấy là thuận lợi để giúp cho doanh nghiệp chúng ta có thể sẵn sàng phục hồi sản xuất và xuất khẩu khi mà thị trường được cải thiện" - ông Trần Thanh Hải nêu rõ.

Một số mặt hàng rau quả, trái cây đã chuẩn bị vào mùa vụ, như quả vải thiều bắt đầu vào vụ từ tháng 6 này - nhưng có thời gian thu hoạch ngắn ngày. Vài năm trở lại đây, việc xúc tiến đưa trái vải thiều Lục Ngạn, Bắc Giang xuất khẩu sang một số thị trường như Nhật Bản, châu Âu và Mỹ cho giá trị cao.

Theo đại diện các Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài, các đòi hỏi của thị trường xuất khẩu ngày càng khắt khe, đặc biệt là yêu cầu về vấn đề an toàn thực phẩm, thân thiện môi trường, tiêu chuẩn phát thải...

Ông Cao Xuân Thắng - Phụ trách Thương vụ Việt Nam tại Singapore nêu thực tế về điều kiện xuất khẩu các mặt hàng nông sản thực phẩm vào thị trường này và đưa ý kiến: "Đề nghị các Bộ, ngành chức năng ở các địa phương, các Hiệp hội và doanh nghiệp quản lý thật chặt chẽ quy trình sản xuất, từ trồng trọt, chăm bón thu hoạch để các sản phẩm nông sản thực phẩm phải đảm bảo được các yêu cầu về chất lượng xuất khẩu.

Điều này rất quan trọng vì chúng ta thực hiện các hoạt động xúc tiến. Tuy nhiên, nếu sản phẩm chúng ta mà không đảm bảo yêu cầu chất lượng thì sẽ rất khó để xâm nhập vào thị trường, nhất là các quốc gia phát triển. Việc xúc tiến đưa các sản phẩm vào thị trường, nhất là các quốc gia phát triển là rất khó khăn, rất tốn kém cả công sức và tài chính.

Do đó, khi đã vào được thị trường rồi thì các doanh nghiệp vẫn phải hết sức lưu ý về việc duy trì tốt về chất lượng sản phẩm để đảm bảo được sản phẩm đồng đều và đáp ứng được yêu cầu chất lượng của sở tại vì nếu không đáp ứng được thì sẽ lập tức bị đào thải và sẽ rất khó để lấy lại uy tín".

Trong bối cảnh còn nhiều khó khăn phía trước, theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải, rất cần sự quan tâm, trao đổi, phối hợp giữa các Thương vụ Việt Nam với cơ quan xúc tiến thương mại, các bộ, ngành, địa phương và các doanh nghiệp để kịp thời nắm bắt được các thông tin thị trường, sản phẩm cũng như những quy định ngày càng có nhiều thay đổi, thường xuyên và khắt khe hơn, để hoạt động xuất khẩu hàng hoá được thuận lợi hơn trong thời gian tới.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Xem thêm: mth.11133620250603202-3202-man-iouc-gnaht-6-gnort-ioh-cuhp-es-uahk-taux/et-hnik/nv.vtv

Comments:0 | Tags:No Tag

“Xuất khẩu sẽ phục hồi trong 6 tháng cuối năm 2023?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools