vĐồng tin tức tài chính 365

Vì sao thiếu điện?

2023-06-06 09:14

Công nhân Công ty Điện lực Long Biên (Hà Nội) chuẩn bị xử lý sự cố lưới điện trưa 2/6. Ảnh:EVN

Phần lớn các dự án truyền tải chậm tiến độ 1-2 năm do vướng mắc chủ yếu do đền bù, giải phóng mặt bằng từ phía địa phương. Tuy nhiên, thời gian đầu tư xây dựng lưới truyền tải dài, vài năm, trong khi dự án điện tái tạo chỉ 3-6 tháng nên tốc độ phát triển lưới điện chậm hơn so với tốc độ phát triển nguồn điện tái tạo.

Bên cạnh đó, sự phân bổ không đều nguồn điện, khi tập trung quá nhiều nguồn năng lượng tái tạo (điện gió, điện mặt trời) ở khu vực miền Trung- nơi có nhu cầu dùng điện thấp, và miền Nam cũng gây mất cân bằng cung - cầu miền, tạo sức ép lên lưới truyền tải liên miền từ miền Trung, miềnNam ra Bắc.

Theo Bộ Công Thương, tại các hồ sơ bổ sung quy hoạch năng lượng tái tạo, phần lớn nhà đầu tư, địa phương chỉ quan tâm tới lưới điện cục bộ củadự án mà thiếu cái nhìn tổng thể về bức tranh chung hệ thống điện miền, khu vực. Hệ quả là xảy ra hiện tượng nghẽn mạch cục bộ, phải giảm phátđiện tái tạo ở một số thời điểm.

Đây cũng là lý do nguồn năng lượng tái tạo vận hành nhiều, chiếm gần 27% công suất đặt toàn hệ thống điện vào cuối 2022 và cung ứngkhoảng 15% nguồn huy động, nhưng điện tại miền Bắc vẫn thiếu.

Tuy vậy, với tình hình cấp bách cung ứng điện cho miền Bắc hiện nay, năng lực truyền tải trên đường dây 500 kV Bắc - Nam đã vận hành ở mứccao nhất, tối đa 2.500 MW và nhiều thời điểm đã truyền tải vượt ngưỡng này để có thêm điện cho miền Bắc.

Theo ông Bùi Văn Thịnh, Chủ tịch Hiệp hội Điện gió Bình Thuận, quy hoạch điện VII đã không được tuân thủ nghiêm túc khi nhiều dự án nguồn và lưới điện của các tập đoàn lớn của EVN, PVN, TKV đã không được thực hiện bởi nhiều lý do, dẫn tới nguy cơ thiếu điện.

Hiện EVN chiếm hơn 38% sản lượng điện cung ứng cho toàn hệ thống, phần còn lại đến từ các nhà máy của PVN, TKV và một số nhà máy BOT.

Theo Bộ Công Thương, một số dự án như Na Dương II, Cẩm Phả III, Hải Phòng III, chuỗi dự án khí - điện Lô B Ô Môn, Cá Voi Xanh, khí điện LNG Sơn Mỹ... của EVN, PVN, TKV kéo dài, chưa đáp ứng tiến độ.

Đầu năm nay, dự án nhà máy nhiệt điện Thái Bình II vận hành thương mại sau hơn chục năm chậm tiến độ vì nhiều vướng mắc, và trong giai đoạn đầu vận hành, nhà máy này hiện chạy được khoảng 75% công suất do vẫn cần căn chỉnh kỹ thuật.

Để đủ điện...

Trong giai đoạn này, ngoài huy động tối đa các nguồn trong nước, đẩy nhanh đưa các dự án điện tái tạo chuyển tiếp vận hành, việc cóthêm 10-12 triệu kWh mỗi ngày từ Trung Quốc và Lào cũng phần nào giúp "cơn khát" điện phía Bắc được giải tỏa. Tuy nhiên, Bộ Công Thương khẳngđịnh, so với sản lượng điện tiêu thụ tại miền Bắc 445-450 triệu kWh một ngày, "tỷ trọng điện nhập khẩu này rất thấp", khoảng gần 2,7% tổng tiêu thụ cả miền Bắc trong một ngày.

Lo thiếu điện, Bộ Công Thương, EVN kêu gọi người dân, doanh nghiệp tiết kiệm điện tối đa trong mùa nắng nóng năm nay. Nhưngđây không phải biện pháp ổn định về lâu dài.

Do đó, việc đẩy nhanh các dự án nguồn và lưới điện, theo các chuyên gia, là cần kíp. Quy hoạch điện VIII vừa được Thủ tướng phê duyệt sau gần4 năm xây dựng và gần hai năm trình, sửa nhiều lần của Bộ Công Thương. Đây là cơ sở để các dự án nguồn, lưới điện triển khai. Thông thường quátrình chuẩn bị, triển khai các dự án mất vài năm, vì thế chuyên gia Nhật Đình cho rằng, nhà chức trách cần đẩy nhanh các dự án nguồn điện và lướiđể tránh nguy cơ "cứ tới mùa khô hệ thống điện lại rơi vào cảnh ăn đong phụ thuộc thời tiết như hiện nay".

Theo Phó chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Đỗ Thị Lan, quy hoạch điện VIII đã được phê duyệt, nhưng kế hoạch hành động vẫn đang xây dựng. Bộ Công Thương -cơ quan đầu mối xây dựng kế hoạch này, cần chủ động đẩy nhanh ban hành kế hoạch này.

"Tôi đề nghị Chính phủ có đánh giá lại toàn diện về thực hiện kế hoạch chiến lược cung cầu điện cho sản xuất, phát triển kinh tế xã hội, giảipháp cụ thể khắc phục tình trạng thiếu điện. Kể cả biến đổi khí hậu hay tình thế bất thường, cực đoan khác, cũng phải có giải pháp ứng phó", bànói.

Quy hoạch điện VIII cũng đặt mục tiêu phát triển nguồn điện mặt trời mái nhà không phát lên lưới đạt 2.600 MW đến 2030. Loại nguồn điện này được ưu tiên phát triển không giới hạn công suất, với điều kiện giá thành hợp lý và tận dụng lưới điện sẵn có, không phải nâng cấp.

EVN trong các kiến nghị gần đây gửi Bộ Công Thương đều kiến nghị cơ quan này sớm đưa ra cơ chế, hướng dẫn phát triển điện mặt trời mái nhàkhông phát lên lưới, tức tự dùng cho nhu cầu dùng điện tại chỗ của hộ gia đình. Đây cũng là một trong số giải pháp tháo gỡ khó khăn trong cungứng điện 2023 và các năm tiếp theo.

Đặc tính điện mặt trời chỉ huy động tối đa công suất khi có bức xạ đủ lớn, nên tại miền Bắc lượng điện huy động từ nguồn này nhiều nhất khoảng1.000 giờ một năm và chỉ khả dụng cao vào mùa nắng. "Cơ chế cho loại hình này cần rõ ràng tránh phát triển ồ ạt và đảm bảo khuyến khích các hộdùng điện đầu tư", ông Nhật Đình lưu ý.

Xem thêm: lmth.0893164-neid-ueiht-oas-iv/ten.sserpxenv

Comments:0 | Tags:No Tag

“Vì sao thiếu điện?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools