vĐồng tin tức tài chính 365

Nghề chi mà lạ rứa trời - Kỳ 7: Leng keng tiếng kem dạo giữa phố phường

2023-06-07 13:33
Đồ nghề bán kem dạo giờ vẫn không thiếu được cái chuông leng keng như ngày xưa - Ảnh: MẠNH DŨNG

Đồ nghề bán kem dạo giờ vẫn không thiếu được cái chuông leng keng như ngày xưa - Ảnh: MẠNH DŨNG

Trưa hè, TP.HCM nắng như đổ lửa. Người có việc đi lại cũng vội vã để nhanh chóng về nhà hoặc tìm đến chỗ có bóng mát. Ít ai để ý bóng người đi xe đạp với thùng kem lạnh đang lầm lũi trên đường cùng tiếng loa phát rè rè "ai kem đậu xanh, kem dừa, kem sầu riêng không?".

Cùng lời rao còn cả tiếng chuông leng keng lẫn lộn trong tiếng xe máy rền rĩ trên đường.

Nhìn người đàn ông nhễ nhại mồ hôi, còng lưng đạp xe bán kem dạo rẻ tiền mà cảm giác như thời gian lùi lại cách đây 30, 40 năm khi đất nước còn chìm trong thời bao cấp tràn ngập khó khăn.

Bí quyết bán kem dạo là gì hả?

Thứ nhất và quan trọng nhất là phải an toàn vệ sinh, khách ăn kem mình mà bụng dạ bị sao thì dẹp nghề. Thứ hai là chịu cực được, trời càng nắng nóng thì càng nhiều người thích ăn kem, cứ canh lúc đó mà đạp xe ra đường.

Ông Nguyễn Văn Toàn

Chiếc xe kem dạo như "hiện ra" từ 40 năm trước

Đó là một trưa hè đầu tháng 6 trên đường Lạc Long Quân, quận 11, con đường san sát cửa tiệm kinh doanh sầm uất và tấp nập người xe lại qua. Đồng hồ tay đã chỉ 13h, nhiệt độ ngoài đường không có tán cây xanh lúc này có lẽ phải gần 40OC.

Ai cũng mệt mỏi với tiết trời khắc nghiệt, nhưng người đàn ông đạp xe bán kem dạo hình như không quan tâm đến điều đó.

Trong khi những người đi xe máy còn phải chạy vội qua đường nắng nóng, ông bán kem vẫn đều đều đạp từng vòng quay bánh xe chậm rãi. Thậm chí, ông còn phải đạp chậm chậm (nghĩa là phải phơi nắng nóng nhiều hơn), để đợi chờ xem có ai gọi mình không...

Tôi ngoắc ông dừng lại để mua hai cây kem có bao bì đầy màu sắc của một cơ sở làm với giá 20.000 đồng. Thấy ông đứng bán, một thanh niên chạy Grab ôm cũng tấp xe vào để mua ổ bánh mì kem giá 15.000 đồng.

Ông bán kem thuần thục lấy mũi dao nhỏ rạch dọc ổ bánh mì, rồi mở nắp thùng, xắn ba muỗng kem ba màu khác nhau để độn vào ruột ổ bánh mì.

Anh chạy Grab cười nói: "Ăn miếng kem lạnh có thêm chút bột mì này thì khỏi ăn bữa trưa luôn...". Chưa dứt lời, anh ta đã vọt đi. Đường vẫn nóng hầm hập như đổ lửa.

Khi nghe tôi hỏi vì sao thời buổi hiện đại này bán kem dạo không sử dụng xe máy mà vẫn phải đạp xe vất vả, ông bán kem nhẹ nhàng giải thích: "Đi xe máy khỏe người nhưng hao xăng quá. Bán dạo thì phải chạy chậm để người ta gọi mua, mình còn nghe được mà dừng. Mỗi ngày rề rề xe máy hết trọi một, hai bình xăng thì lấy gì còn lời lãi với cái nghề kiếm tiền lẻ".

Người đàn ông này tên Bảy Toàn (Nguyễn Văn Toàn, 56 tuổi, quê huyện Lấp Vò, Đồng Tháp) lên TP.HCM để bán kem dạo đã hơn 5 năm nay.

Ông kể hồi đầu mình cũng đi bán kem dạo bằng xe máy với chiếc Wave cũ. Sáng đi, tối về nhà trọ, ông chạy rề rề suốt ngày ngốn hết hai bình xăng.

Hôm nào bán được thì còn lời được chút đỉnh, hôm ế thì coi như tiền lời chỉ đủ đổ xăng và ăn cơm bụi dọc đường.

"Ngày nào may mắn thì lời được 300.000 - 400.000 đồng. Ngày ế ẩm thì kiếm 200.000 đồng cũng đỏ con mắt. Tính tới tính lui, tôi phải bỏ xe máy để chuyển qua đi xe đạp mới trụ được với cái nghề kiếm bạc lẻ này", ông Bảy Toàn tâm sự lý do vì sao phải đạp xe giữa trưa hè nắng nóng.

Thùng kem sau xe của ông là các loại rẻ tiền do các cơ sở nhỏ sản xuất với giá bán lẻ chủ yếu ở mức 5.000 - 10.000 đồng. Tính tất cả vốn trong cái thùng đó cũng chưa tới 1 triệu đồng.

Ông và vợ thuê nhà trọ trên đường Tân Kỳ Tân Quý, quận Bình Tân. Ngày ngày ông đi bán kem dạo, bà làm công ở cơ sở sản xuất kem chuối.

Mỗi tháng vợ chồng cũng kiếm được khoảng 17 - 18 triệu đồng, trừ chi phí tằn tiện ở thành phố, họ có thể dư đôi ba triệu phụ con cái nuôi cháu nhỏ.

"Ở quê, tôi cũng bán kem dạo cả đời rồi. Một lần tôi lên thành phố thăm con cháu, thấy xe kem bán dạo vào tận hẻm trọ, nên ngứa nghề chuyển lên đây bán luôn. Ừ, người ta nói thành phố phát triển, có nhiều tiệm máy lạnh bán kem sang trọng này nọ cũng đúng. Nhưng tôi thấy cũng còn nhiều người ít tiền, chịu ăn kem dạo, nên mình mới mần nghề này sống được"...

Nhiều người lớn cũng thích thú với kem dạo của bà Mai Thị Thủy - Ảnh: MẠNH DŨNG

Nhiều người lớn cũng thích thú với kem dạo của bà Mai Thị Thủy - Ảnh: MẠNH DŨNG

Xe kem dạo vẫn có khách đợi mua

Tâm sự của ông Bảy Toàn cũng giống như nhiều người bán kem dạo khác.

Thoạt nhìn, họ có vẻ lạc lõng, như đang làm cái nghề của thời bao cấp nghèo khó cách đây mấy chục năm trước, ở giai đoạn thành phố đã phát triển này mà còn đạp xe, lắc chuông leng keng bán kem dạo thì không giống ai. Tuy nhiên, họ vẫn mưu sinh được và cũng có hội có nhóm đông người.

Bà Mai Thị Thủy (49 tuổi, quê Đức Phổ, Quảng Ngãi) hay đạp xe bán kem dạo ở các khu dân cư quanh các nhà máy Pouyuen, Tân Tạo, kể bạn bè cùng quê cũng có mấy người cùng vào thành phố kiếm sống bằng nghề này.

Họ có thể đi vào người không, chủ cơ sở sản xuất kem "trang bị tận răng" cho chiếc xe đạp và thùng kem để đi bán rồi trả tiền lại. Còn bà Thủy thì tự mua chiếc xe đạp và sắm thùng kem cũng chưa tới 2 triệu đồng.

"Mình tự làm, tự ăn, khỏi phải qua cơ sở, mắc công phải phụ thuộc họ. Cơ sở sản xuất nào có kem bán chạy thì mình đến lấy, như vậy tiện hơn", bà Thủy kể.

Gần hai năm qua, nhiều người dân quanh nhà máy Pouyuen và Tân Tạo (quận Bình Tân) đã như quen thuộc tiếng chuông leng keng và giờ giấc đi bán của bà. Mỗi ngày bà đều vòng qua vòng lại các con đường, hẻm nhỏ quen thuộc ít nhất là 3 lượt với giờ giấc gần như "y chang".

Ai thèm cây kem dạo cứ chuẩn bị vài tờ tiền lẻ và canh giờ đó để bà tới mà mua. Thùng kem cũng có cả chục loại khác nhau, từ kem cây, kem hộp, kem chuối bọc ni lông đến kem bỏ vào bánh quế, bánh mì.

"Cũng như nhiều nơi khác, khu này đầy tiệm sang trọng, bán ly kem mấy chục hay cả trăm ngàn đồng. Khách ngồi ghế nệm, ăn kem trong phòng máy lạnh, nghe nhạc.

Nhưng những người bán kem dạo như tụi tôi vẫn sống được nhờ có khách hàng riêng. Đó là những người lao động ít tiền, là những đứa nhỏ trong các xóm trọ, kể cả một số người có tiền nhưng vẫn thích sự tiện lợi mua cây kem ăn ngay vỉa hè hay ghế đá công viên...", bà Thủy kể.

Thực tế này chính là lý do các xe kem dạo vẫn leng keng được ngay trung tâm thành phố. Tuy nhiên, họ cũng khẳng định là dẫu sao bán dạo ở các khu lao động ven thành phố vẫn "ngon" hơn. Nhiều hôm giờ tan ca, cả mấy chục cô công nhân tụm lại mua vơi gần nửa thùng kem.

Những ngày hè nóng nực, họ có thể nhanh chóng bán được nhiều cây kem cho những người đi dạo mát ở công viên.

"Nói chung là cũng hên xui, thường thì chỉ có khách mua một vài cây kem, nhưng may mắn cũng có lúc bán được cả chục cây một lần", bà Thủy kể...

Gu ăn kem dạo bây giờ có khác xưa hay không? Câu hỏi này được những người bán kem trả lời rằng thật sự đã thay đổi theo hướng chất lượng hơn.

Ông Bảy Toàn cả đời cùng tiếng chuông leng keng và lời rao "ai kem dừa, kem chuối không?", tâm sự hồi ông còn đôi mươi, tức gần 40 năm trước, cây kem bán dạo chủ yếu chỉ là đá và chút nước đường pha màu để đông lạnh mà bán.

Còn bây giờ rao kem dừa là phải có dừa, đậu xanh là phải có đậu xanh, sầu riêng phải có sầu riêng mới bán được.

Kem dạo của tụi tôi giờ có thể thua kem ly ở tiệm máy lạnh, nhưng chất lượng cũng phải được mới có người ăn, đâu thể chỉ là cây kem nước đường đông đá như ngày xưa...

*****************

Ở cái thời mà vài chục ngàn đồng đã có thể sắm được cái võng cột vắt vẻo hai đầu để nằm lắc lư giữa trưa hè, thì vẫn có một loại võng giá cả chục triệu đồng được đan tay bằng sợi vỏ cây.

Kỳ tới: Kỳ lạ nghề đan võng từ vỏ cây ngô đồng

Nghề chi mà lạ rứa trời - Kỳ 6: Cào lá thông khô... kiếm tiềnNghề chi mà lạ rứa trời - Kỳ 6: Cào lá thông khô... kiếm tiền

Dọc con đường từ thị trấn Lạc Dương (huyện Lạc Dương, Lâm Đồng) hướng về TP Nha Trang, du khách nếu để ý sẽ thấy những bóng người tay mang bao tay cào miệt mài gom lá thông khô trên những đồi dốc thoai thoải.

Xem thêm: mth.45050359070603202-gnouhp-ohp-auig-oad-mek-gneit-gnek-gnel-7-yk-iort-aur-al-am-ihc-ehgn/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Nghề chi mà lạ rứa trời - Kỳ 7: Leng keng tiếng kem dạo giữa phố phường”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools