Đánh bắt thủy sản ở khu vực hạ du Nhà máy thủy điện Sơn La là nguồn thu nhập chính, ổn định từ nhiều năm nay của gia đình anh Hà Văn Thiết, ở bản Tạ Bú, xã Tạ Bú, huyện Mường La, tỉnh Sơn La. Thế nhưng 2 tháng trở lại đây, do ảnh hưởng của nắng nóng kéo dài, không có mưa nên lòng sông cạn trơ đáy, không còn thủy sản để đánh bắt, cũng không có nước để làm vườn:
“Gia đình tôi theo nghề đánh cá được gần 10 năm, bây giờ nước cạn hơn 1 tháng nên ảnh hưởng đến việc đánh bắt và thuyền bè của chúng tôi”, anh Thiết than thở.
Nhiều đoạn trên dòng Sông Đà cạn trơ đáy.
Từ đỉnh đập Nhà máy Thủy điện Sơn La nhìn xuống thấy rõ mực nước hồ Thủy điện thấp hơn nhiều so với vạch mực nước dâng bình thường cho phép.
Nước ở hồ thủy điện Sơn La đang ở mực nước chết 175m.
Theo ông Khương Thế Anh, Giám đốc Công ty Thủy điện Sơn La, hơn 10 năm Nhà máy đi vào hoạt động, đây là lần đầu tiên mực nước ở hồ thủy điện Sơn La xuống mức thấp kỷ lục, phải vận hành ở mực nước chết 175m.
Hơn 10 năm hoạt động, mực nước ở hồ thủy điện Sơn La xuống mức thấp kỷ lục.
Hiện, Nhà máy đang vận hành linh hoạt, tăng cường nhân lực theo dõi, thu thập số liệu toàn bộ hệ thống thiết bị liên tục để đánh giá, phân tích, nỗ lực đảm bảo các tổ máy vận hành an toàn. Tuy nhiên, đây chỉ là giải pháp tình thế, về lâu dài vẫn cần giải pháp để ổn định nguồn nước, đảm bảo vận hành các tổ máy an toàn và điều tiết nguồn nước hợp lý cho hạ du.
Hạ du của Nhà máy thủy điện Sơn La, khu vực xã Tạ Bú nay cạn trơ đáy.
“Với dự báo hạn hán trong năm 2023 - 2024 như thế này, Công ty thủy điện Sơn La xin đề xuất với các bộ, ban, ngành và địa phương vào cuối mùa lũ cho phép dâng mực nước lên vượt mức nước dâng bình thường để trữ nước cung cấp cho mùa khô. Còn đối với đồng bằng Bắc bộ thì xin kiến nghị với địa phương, cũng như Bộ Nông nghiệp có phương án chuyển đổi cơ cấu cây trồng để đối phó với hạn hán”, ông Khương Thế Anh đề xuất.
Người dân bỏ lại thuyền bè ngoài bãi vì không có nước để đánh bắt thủy sản.
Thời tiết cực đoan cũng gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất nông nghiệp của người dân huyện Mường La. Thời điểm này, nắng nóng đã làm 130 hecta lúa ruộng, 177 hecta sắn, 1.700 cây tếch cùng nhiều diện tích hoa màu khác bị thiệt hại, ước tính trên 7,5 tỷ đồng.
Anh Hà Văn Thiết cho hay, để thuyền phơi nắng dễ bị hỏng hóc, nên anh phải thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng.
Ông Nguyễn Văn Tâm, Phó Chủ tịch UBND huyện Mường La cho biết, huyện đã khẩn trương nắm bắt tình hình thiệt hại và triển khai các phương án khắc phục phù hợp với tình hình thực tế tại từng xã, nỗ lực giảm thiểu thiệt hại.
Cột đo mực nước tại xã Tạ Bú trơ trọi giữa lòng sông khô cạn.
“Toàn bộ diện tích bị thiệt hại do không có nước, chỉ đảm bảo khả năng nước tích ẩm thì chuyển sang cây màu là khả thi và đảm bảo tăng nguồn thu nhập cho bà con, để bù đắp lại sản lượng lương thực bị thiếu hụt, đó là phương án tối ưu nhất; đặc biệt là phải lựa chọn các loại cây màu phù hợp với điều kiện chịu hạn và ngắn hạn, tức là có thời gian sinh trưởng ngắn và chịu được hạn thì mới đảm bảo được việc bù đắp lại diện tích bị thiếu hụt do hạn hán gây ra”, ông Nguyễn Văn Tâm nói.
Theo dự báo, tình hình nắng nóng, khô hạn vẫn có thể tiếp diễn trong những ngày tiếp theo, ảnh hưởng nghiêm trọng tới việc sản xuất, huy động nguồn điện từ thủy điện, mỗi người dân, doanh nghiệp cần sử dụng điện, nước tiết kiệm và hiệu quả.
Không chỉ ở Sơn La, Sông Đà khu vực giáp ranh giữa tỉnh Lai Châu và tỉnh Điện Biên.
Nhiều nơi cũng cạn trơ đáy.
Gây ảnh hưởng lớn đến việc vận hành, cung cấp điện và đời sống sản xuất, sinh hoạt của người dân.
Xem thêm: mth.91301947190603202-yad-ort-nac-ad-gnos-nert-naod-ueihn-od-ohk-pag-neid-yuht/nv.ahos