vĐồng tin tức tài chính 365

Gỡ thẻ vàng, bảo đảm sinh kế ngư dân là nhiệm vụ cấp thiết

2023-06-10 08:20

Ý KIẾN CHUYÊN GIA

GS-TS NGUYỄN HỒNG THAO

Nỗ lực hoàn thiện pháp lý của Việt Nam trong chống đánh bắt cá trái phép

Gỡ thẻ vàng, bảo đảm sinh kế ngư dân là nhiệm vụ cấp thiết ảnh 4

Hệ thống pháp luật về thủy sản của Việt Nam (VN) đã được hoàn thiện và cơ bản đáp ứng được yêu cầu hội nhập quốc tế, đảm bảo quản lý, phát triển nghề cá bền vững, có trách nhiệm. Trong đó, Điều 60 Luật Thủy sản năm 2017 nêu rõ 14 hành vi bị coi là khai thác thủy sản bất hợp pháp. Đây được coi là khung pháp lý để thực thi và hợp tác cùng các nước trong khu vực, các tổ chức nghề cá khu vực đấu tranh phòng, chống IUU. Từ đó, giúp VN chủ động tránh các thẻ đỏ, thẻ vàng IUU, nâng cao năng suất khai thác và xuất khẩu các sản phẩm thủy sản khai thác có nguồn gốc, phát triển nền thủy sản VN một cách bền vững.

Theo thống kê, từ năm 2017 đến nay, VN đã ban hành 11 văn bản liên quan đến xuất nhập khẩu thủy sản khai thác phù hợp với các quy định phòng, chống IUU. Việc triển khai bước đầu đã có nhiều cố gắng, tiến bộ.

VN cũng tăng cường kiểm soát thủy sản, sản phẩm thủy sản có nguồn gốc khai thác từ tàu nước ngoài cập cảng vào VN; cải thiện quy trình để đảm bảo kiểm soát quy trình truy xuất nguồn gốc tại nhà máy chế biến và giám sát nguyên liệu được chứng nhận được sử dụng trong các nhà máy… Những điều này đã giúp làm giảm các lô hàng bị cảnh báo từ phía Ủy ban châu Âu (EC).

Chúng ta đã rất tích cực trong đàm phán phân định biển với các nước; tăng cường tuyên truyền về biển, đảo, về các vùng biển chồng lấn, giáp ranh hoặc đang có tranh chấp để ngư dân không vi phạm vùng biển của nước khác khi đánh bắt hải sản; kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý các tàu vi phạm theo quy định.

Bên cạnh đó, VN đã ký bốn điều ước quốc tế và 17 thỏa thuận quốc tế về các lĩnh vực liên quan đến thủy sản và hợp tác hàng hải với các nước trong và ngoài khu vực. Các thỏa thuận về thiết lập đường dây nóng trong hoạt động khai thác thủy sản cũng được ký kết, như thỏa thuận với Úc và Brunei về phòng, chống IUU; thiết lập đường dây nóng với Trung Quốc năm 2013, Philippines năm 2015 về các sự cố bất ngờ trong hoạt động khai thác trên biển…

VN còn tích cực tham gia vào các sáng kiến khu vực, các diễn đàn đa phương để trao đổi thông tin và kinh nghiệm về phòng, chống IUU. Chính những điều này đã thể hiện thiện chí và quyết tâm của VN trong việc giảm thiểu và tiến tới loại bỏ IUU…

Dù vậy, vẫn còn một số hạn chế như công tác phối hợp thực hiện giữa các địa phương, bộ, ngành còn chậm; một số địa phương, người dân, doanh nghiệp chưa thực hiện nghiêm các quy định về phòng, chống IUU. Công tác truy xuất nguồn gốc thủy sản từ khai thác giữa các địa phương chưa đồng đều; việc kiểm soát hàng thủy sản nhập khẩu còn hạn chế trong khâu kiểm tra thực tế trên tàu. Việc hợp tác quốc tế trong lĩnh vực phòng, chống IUU vẫn chưa toàn diện nên còn gặp nhiều khó khăn...

****

ThS HOÀNG VIỆT, ĐH Luật TP.HCM:

Nguyên nhân VN bị xếp hạng IUU cao

Gỡ thẻ vàng, bảo đảm sinh kế ngư dân là nhiệm vụ cấp thiết ảnh 5

Là một quốc gia ven biển đang phát triển, cũng giống như nhiều quốc gia khác, VN bị đánh giá là một trong những quốc gia có chỉ số khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU) cao trên thế giới. Theo đánh giá của IUU Fishing Index 2021, hiện VN có chỉ số IUU là 2,48, cao hơn mức bình quân 2,24 của thế giới và đứng thứ sáu trên thế giới.

Nguyên nhân là do VN còn có các vùng biển chồng lấn, chưa được phân định rõ ràng với các quốc gia láng giềng và hiện VN chỉ có một số thỏa thuận về khai thác thủy sản chung trên các vùng biển chồng lấn với các nước láng giềng, còn đa phần là chưa có. Chưa kể, khi được phép khai thác thủy sản trên các vùng biển chồng lấn, ngư dân phải tuân thủ những quy định chung về bảo vệ nguồn lợi thủy sản, trên nguyên tắc phát triển bền vững.

Một nguyên nhân khác là các vùng biển chồng lấn này là một phần trong các ngư trường truyền thống, trọng điểm trong khai thác và đánh bắt xa bờ của ngư dân VN. Tuy nhiên, do những tranh chấp về chủ quyền nên nhiều trường hợp ngư dân VN đánh bắt cá trong vùng biển mà VN tuyên bố chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán nhưng vẫn bị các quốc gia láng giềng cho là đánh bắt cá trái phép trong vùng biển của họ.

Theo thống kê của Lực lượng Cảnh sát biển, chỉ trong tháng 4 và tháng 5-2020 đã có 108 tàu cá VN khai thác hải sản trái phép ở vùng biển nước ngoài bị lực lượng chức năng các nước bắt giữ, xử lý, trong đó chủ yếu là tàu cá của ngư dân các tỉnh Bình Định, Bến Tre, Cà Mau, Kiên Giang và Tiền Giang. Khu vực bắt giữ thường xảy ra ở các vùng biển giáp ranh với Campuchia, Thái Lan, Malaysia và Indonesia.

Xem thêm: lmth.742737tsop-teiht-pac-uv-meihn-al-nad-ugn-ek-hnis-mad-oab-gnav-eht-og/nv.olp

“Gỡ thẻ vàng, bảo đảm sinh kế ngư dân là nhiệm vụ cấp thiết”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools