vĐồng tin tức tài chính 365

Án Tây-Luật Ta: 4 con sơ sinh đột tử, mẹ nhận án oan 20 năm

2023-06-13 07:30

Án Tây: Con chết, mẹ tức tưởi đi tù

4 con của Kathleen lần lượt qua đời trong vòng một thập kỷ. Tất cả đều chết trước 2 tuổi. Caleb, con đầu của Kathleen, mất sau khi chào đời 19 ngày vào năm 1989. Patrick, đứa con thứ hai, tử vong trong năm 1991 khi mới 8 tháng tuổi. Sarah, đứa con thứ ba, chỉ sống 8 tháng trước khi qua đời vào năm 1993. Laura là đứa con cuối cùng mà Kathleen sinh ra. Hôn nhân của Kathleen với chồng cô, Craig, trở nên ngột ngạt sau khi Laura qua đời. Một năm sau cái chết của Laura, họ ly hôn.

Cảnh sát bắt đầu nghi ngờ Kathleen sát hại 4 con sau khi tòa án cho phép họ lấy cuốn nhật ký mà Kathleen viết từ năm 1989 tới năm 1999. Nhiều đoạn trong nhật ký cho thấy Kathleen dằn vặt với cảm giác tội lỗi vì cái chết của 4 con. Giả thuyết của cơ quan công tố là Kathleen thường xuyên lâm vào trạng thái căng thẳng nên mất khả năng kiểm soát bản thân. Tình trạng ấy thôi thúc cô bóp cổ các con khiến chúng chết ngạt.

Pháp luật - Án Tây-Luật Ta: 4 con sơ sinh đột tử, mẹ nhận án oan 20 năm

Kathleen Folbigg rời khỏi tòa án trong phiên xử năm 2004 (Ảnh: The Guardian).

Quá trình xét xử Kathleen Folbigg bắt đầu vào năm 2003.  Trước tòa, bị cáo một mực kêu oan. Luật sư của bị cáo chỉ ra hàng loạt vấn đề trong cách xử lý của cơ quan công tố đối với cuốn nhật ký của Kathleen.

Thứ nhất, cơ quan công tố chỉ chọn vài câu, từ trong cuốn nhật ký để đưa ra trước tòa. Thứ hai, cơ quan công tố không cố gắng giải nghĩa những lời tâm sự về sự dằn vặt của Kathleen theo hướng tích cực, mà chỉ suy diễn rằng cô day dứt vì đã giết con. Theo luật sư, một khả năng khác là Kathleen cảm thấy day dứt vì không thể cứu con.

Thứ ba, bồi thẩm đoàn, thẩm phán không đọc toàn bộ cuốn nhật ký, mà chỉ tập trung vào những câu, từ mà cơ quan công tố nêu. Mặc dù cơ quan công tố cáo buộc Kathleen siết cổ các con, họ không có bất kỳ biên bản pháp y nào kết luận rằng 4 nạn nhân đã ngạt thở vì tác động ngoại lực.

Phiên xử Kathleen còn chịu ảnh hưởng lớn bởi một nghiên cứu của Roy Meadow, một bác sĩ nhi khoa nổi tiếng ở Australia. Hồi đó Roy Meadow tuyên bố nguy cơ chết vì hội chứng tử vong đột ngột ở trẻ sơ sinh chỉ có thể xảy ra với tối đa 2 trẻ trong một gia đình. Nếu từ 3 trẻ trở lên trong một gia đình qua đời vì hội chứng ấy, đó chắc chắn là án mạng.

Cuối cùng, tòa án kết luận Kathleen Folbigg phạm tội Ngộ sát đối với con cả Caleb, tội Giết người đối với 3 con còn lại. Nữ bị cáo lĩnh án tù 40 năm. Sau đó tòa phúc thẩm giảm án xuống 25 năm không ân xá. Giới truyền thông Australia gọi Kathleen là "nữ sát nhân hàng loạt độc ác nhất Australia".

Hàng loạt sai sót của cơ quan công tố đã thôi thúc nhiều người có vị thế xã hội cao ở Australia vận động hành lang để giới chức xem lại vụ án của Kathleen Folbigg.

Năm 2018, một đơn thỉnh nguyện đã thể hiện sự hoài nghi về những bằng chứng mà cơ quan công tố đưa ra trước tòa. Sau đó, cơ quan công tố bang New South Wales thực hiện 2 cuộc điều tra đối với bản án của Kathleen. Trong một cuộc điều tra (kết thúc vào năm 2009), cơ quan công tố yêu cầu các nhà khoa học giải trình tự gene của 4 con do Kathleen sinh ra. Kết quả cho thấy Kathleen và 2 con gái của cô, Sarah và Laura, cùng có một biến thể gene mang tên CALM2. Những biến thể gene CALM2 gây nên những bất thường ở tim, khiến trẻ sơ sinh có nguy cơ đột tử cao.

Phát hiện này chưa thể chứng minh Kathleen vô tội, song nó giúp mọi người hiểu đúng cảm giác tội lỗi mà cô ghi trong nhật ký: Kathleen day dứt vì biết con mắc hội chứng tử vong đột ngột ở trẻ sơ sinh nhưng không thể làm gì để cứu con.

Vào tháng 11/2020, một số nhà khoa học quốc tế công bố một nghiên cứu về biến thể gene CALM2 mà Kathleen và 2 con gái của cô sở hữu. Đó là CALM2 G114R, biến thể có khả năng gây loạn nhịp tim. Một lần loạn nhịp tim có thể gây tử vong nếu bệnh nhân mắc bệnh nhiễm trùng.

Trong khi đó, Laura và Sarah bị nhiễm trùng đường hô hấp vài ngày trước khi các bé qua đời. "Chúng tôi cho rằng biến thể CALM2 G114R hoàn toàn có thể gây nên cái chết tự nhiên của 2 bé gái Laura và Shara", nhóm nghiên cứu kết luận.

Nhóm nghiên cứu cũng xác định rằng 2 cậu bé, Caleb và Patrick, mang các biến thể của một gene có tên BSN. Gene này gây ra chứng động kinh khởi phát sớm gây tử vong ở chuột. Trên thực tế, bác sĩ từng chẩn đoán Patrick mắc chứng động kinh.

Các nhà nghiên cứu đã xác định rằng các biến thể BSN trong cơ thể Caleb và Patrick liên quan đến chứng động kinh nghiêm trọng kèm theo chậm phát triển thần kinh (thậm chí là động kinh gây tử vong)".

Vào tháng 3/2021, giới truyền thông đưa tin 90 nhà khoa học và chuyên gia y tế nổi tiếng ở Australia đã kiến nghị thống đốc bang New South Wales ân xá cho Kathleen Folbigg.

Những người ký tên bao gồm Elizabeth Blackburn và Peter Doherty (2 nhà khoa học đoạt giải Nobel), Ian Chubb (cựu chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học Australia). Họ đồng ý với lập luận "bằng chứng khoa học và y tế chứng tỏ những đứa con của Kathleen Folbigg chết vì nguyên nhân tự nhiên".

Hôm 5/5, cơ quan công tố bang New South Wales, Australia thông báo họ ân xá vô điều kiện Kathleen Folbigg. Tính tới ngày 5/5, Kathleen đã sống trong tù 20 năm. Kathleen cũng có quyền kiện bang New South Wales để đòi bồi thường vì bản án oan sai đối với cô.

Pháp luật - Án Tây-Luật Ta: 4 con sơ sinh đột tử, mẹ nhận án oan 20 năm (Hình 2).

Kathleen Folligg được minh oan sau 20 năm ngồi tù.

Luật Ta: Tòa án là cơ quan chịu trách nhiệm bồi thường

Nếu tham chiếu vụ việc trên với quy định của pháp luật Việt Nam thì cơ quan nào phải chịu trách nhiệm bồi thường trong vụ án bị oan sai trong tố tụng hình sự?

Về quyền yêu cầu bồi thường, Điều 5 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 quy định những người sau đây có quyền yêu cầu Nhà nước bồi thường: Người bị thiệt hại; Người thừa kế của người bị thiệt hại trong trường hợp người bị thiệt hại chết; tổ chức kế thừa quyền, nghĩa vụ của tổ chức bị thiệt hại đã chấm dứt tồn tại; Người đại diện theo pháp luật của người bị thiệt hại thuộc trường hợp phải có người đại diện theo pháp luật theo quy định của Bộ luật Dân sự; Cá nhân, pháp nhân được những người quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này ủy quyền thực hiện quyền yêu cầu bồi thường.

Nguyên tắc bồi thường của Nhà nước được quy định tại khoản 2 Điều 4 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017. Theo đó, việc bồi thường của Nhà nước được thực hiện theo quy định của Luật này. Việc giải quyết yêu cầu bồi thường được thực hiện kịp thời, công khai, bình đẳng, thiện chí, trung thực, đúng pháp luật; được tiến hành trên cơ sở thương lượng giữa cơ quan giải quyết bồi thường và người yêu cầu bồi thường theo quy định của Luật này.

Việc giải quyết yêu cầu bồi thường trong hoạt động tố tụng hình sự được thực hiện tại cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại theo quy định tại Mục 1 Chương V của Luật này.

Người yêu cầu bồi thường đã yêu cầu một trong các cơ quan giải quyết bồi thường quy định tại khoản 7 Điều 3 của Luật này giải quyết yêu cầu bồi thường và đã được cơ quan đó thụ lý giải quyết thì không được yêu cầu cơ quan có thẩm quyền khác giải quyết yêu cầu bồi thường, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 và khoản 2 Điều 52 của Luật này.

Việc giải quyết yêu cầu bồi thường trong hoạt động tố tụng hình sự được thực hiện tại cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại.

Cơ quan chịu trách nhiệm giải quyết bồi thường trong hoạt động tố tụng hình sự, bao gồm: Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra; Viện kiểm sát; Tòa án; Cơ quan giải quyết bồi thường trong hoạt động thi hành án hình sự

Như vậy, việc bồi thường vụ án bị oan sai sẽ phải căn cứ việc oan sai do cơ quan tiến hành tố tụng ở giai đoạn nào thì cơ quan tiến hành tố tụng ở giai đoạn đó sẽ chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người bị thiệt hại.

Vì Kathleen Folbigg đã bị phạt tù và đã chấp hành án hơn 20 năm, do đó, trách nhiệm bồi thường oan sai trong vụ án này thuộc về tòa án.

Hiện chưa có quy định nào quy định rõ mức bồi thường thiệt hại cụ thể với số tiền bao nhiêu. Căn cứ vào tính chất vụ việc, số ngày ngồi tù do lỗi tố tụng của cơ quan Nhà nước và các thiệt hại mà người bị oan cần chứng minh như mức thu nhập bị mất, tiền thuê luật sư, tiền tố tụng và nhiều chi phí khác cần phải liệt kê để có thể được bồi thường thỏa đáng.

Ánh Dương (Thực hiện)

Xem thêm: lmth.691216a-man-02-nao-na-nahn-em-ut-tod-hnis-os-noc-4-at-taul-yat-na/nv.nitaudiougn.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“Án Tây-Luật Ta: 4 con sơ sinh đột tử, mẹ nhận án oan 20 năm”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools