Ứng cử viên hàng đầu trong cuộc bầu cử tổng thống Argentina đã đề xuất bỏ hoàn toàn đồng peso và thay thế bằng đồng đô la Mỹ.
Javier Milei, một nhà kinh tế và nghị sĩ theo chủ nghĩa tự do đang trong cuộc chạy đua cho chức tổng thống vào tháng 10 và cho rằng việc áp dụng đồng bạc xanh như một giải pháp cho lạm phát cao ngất trời, đã đạt 109% vào tháng 5.
"Đồng peso tan chảy như băng ở sa mạc Sahara”, ông cho biết.
Trong năm ngoái, đồng peso đã mất một nửa giá trị so với đồng đô la, khiến hàng nhập khẩu trở nên đắt đỏ hơn. Trong khi đó, lãi suất chuẩn hiện đang ở mức 97%.
Việc chấp nhận đồng đô la làm tiền tệ quốc gia sẽ đánh dấu một sự khởi đầu triệt để khỏi nỗ lực của Argentina cũng như các quốc gia khác đối với việc phi đô la hóa, vốn chủ yếu tập trung vào việc sử dụng các loại tiền tệ khác cho thương mại và dự trữ quốc tế.
Vào tháng 4/2023, Argentina cho biết họ sẽ bắt đầu mua phần lớn hàng nhập khẩu từ Trung Quốc bằng đồng nhân dân tệ thay vì đô la. Trước đó, tháng 1/2023, Brazil và Argentina cho biết họ đang chuẩn bị tung ra một loại tiền tệ chung.
Bất chấp những nỗ lực đó, người tiêu dùng Argentina đã sử dụng đồng đô la Mỹ trong các giao dịch hàng ngày và như một hình thức tiết kiệm.
"Argentina đã bị đô la hóa, trên thực tế là đô la hóa. Vì vậy, người Argentina đã chọn sử dụng đồng đô la để tiết kiệm tiền và tự cứu mình trước lạm phát", Emilio Ocampo, một cựu giám đốc ngân hàng đầu tư ở Phố Wall cho biết.
Ông nói thêm rằng, những nỗ lực khác của Argentina để kiểm soát lạm phát đã thất bại. Đồng peso đã được thay thế trong giây lát bởi đồng đô la Úc vào giữa những năm 1980, và sau đó được neo vào đồng đô la Mỹ vào những năm 1990 trong một số năm.
Nhưng siêu lạm phát, khủng hoảng nợ và khủng hoảng tiền tệ vẫn tồn tại khi chi tiêu của chính phủ dẫn đến thâm hụt ngân sách kinh niên.
Các quốc gia khác, chẳng hạn như Ecuador đã sử dụng đồng đô la Mỹ làm tiền tệ quốc gia, trong khi một số quốc gia đã sử dụng đồng đô la Mỹ sau các cuộc khủng hoảng kinh tế. Nếu Argentina làm theo điều này, quốc gia này sẽ là nền kinh tế lớn nhất bị đô la hóa.
Tuy nhiên theo Bloomberg, các cuộc khảo sát gần đây cho thấy, 60% người Argentina đã phản đối việc áp dụng đồng đô la, và các nhà kinh tế phản đối kế hoạch này do lo ngại rằng vì điều này sẽ trao quá nhiều quyền lực tiền tệ cho Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).
Việc sử dụng đồng đô la cũng có thể đe dọa cán cân thanh toán của Argentina nếu nhập khẩu của nước này tăng vọt. Và ngay cả khi ông Javier Milei thắng cử, vẫn có nguy cơ điều này không được quốc hội có thông qua nếu không giành đủ số ghế để ban hành kế hoạch đô la hóa của mình.
Trong khi đó, ông Emilio Ocampo cho rằng nếu Argentina bị đô la hóa, đây sẽ là "vì về cơ bản nước này không có lựa chọn nào khác."
“Và cách duy nhất để ổn định giá cả là đô la hóa”, ông cho biết.