vĐồng tin tức tài chính 365

Thanh toán không tiền mặt: thử một lần sẽ thích

2023-06-14 11:07
Nhiều tiểu thương hào hứng khi tham gia buổi tập huấn kỹ năng “quản lý thu chi không tiền mặt”

Nhiều tiểu thương hào hứng khi tham gia buổi tập huấn kỹ năng “quản lý thu chi không tiền mặt”

Ngay từ sáng sớm, hàng chục tiểu thương, trong đó có cả những khách mời là người lớn tuổi và ở xa, đã có mặt tại hội trường báo Tuổi Trẻ (60A Hoàng Văn Thụ, P.9, Phú Nhuận, TP.HCM) để được đại diện ban tổ chức hướng dẫn các hình thức sử dụng không tiền mặt.

Cập nhật kiến thức không dùng tiền mặt

Là đơn vị chuyên bán hàng online, bà Nguyễn Phương Vi - đại diện Công ty túi thơm và khăn lau Thái Lan NAMI (Q.1) - cho biết mong muốn đến buổi tập huấn để có thể hiểu một cách cơ bản hơn, sâu hơn cũng như được cập nhật kiến thức về thanh toán không tiền mặt.

"Công ty chủ yếu bán hàng online qua mạng nên khách thanh toán chuyển khoản rất nhiều nhưng tôi vẫn cảm thấy chưa hiểu hết về thanh toán không tiền mặt. Mong rằng qua buổi tập huấn này, tôi có thể hiểu sâu hơn về thanh toán không tiền mặt, nhằm quản lý chi tiêu, đầu ra đầu vào tốt hơn", bà Vi nêu lý do.

Dù đã gần 50 tuổi, ông Nguyễn Đắc Thịnh - đại diện cửa hàng bún đậu Cầu Gỗ (Q.Phú Nhuận) - cũng tham gia buổi tập huấn từ rất sớm và cho biết đã đồng ý ngay sau khi nhận được lời mời tham dự chương trình.

Theo ông Thịnh, trước đây mỗi khi khách có nhu cầu thanh toán không tiền mặt, ông sẽ đọc số tài khoản ngân hàng nhưng nay chỉ cần cho quét mã QR của các ngân hàng như ACB, Sacombank...

"Có mã là quét liền, thanh toán rất nhanh. Khoảng 60% khách hàng trẻ dùng cách thanh toán này khi đến với cửa hàng. Việc tập huấn thu chi không tiền mặt cho tiểu thương là rất quan trọng, giúp định hướng mở rộng quy mô kinh doanh của cửa hàng thời gian tới", ông Thịnh nhận định.

Cũng tại chương trình, nhiều câu hỏi của tiểu thương đã được đại diện Công ty CP Thanh toán quốc gia Việt Nam (NAPAS) trao đổi, chia sẻ… Nhiều khách mời là tiểu thương đã hào hứng tạo mã VietQR, cùng học nhiều kỹ năng về thanh toán không tiền mặt. 

Tiểu thương cũng được tìm hiểu cách thanh toán bằng thẻ nội địa NAPAS và VietQR (dịch vụ chuyển tiền nhanh liên ngân hàng).

Ông Phạm Quang Khánh - phó trưởng Văn phòng đại diện tại TP.HCM của NAPAS - khẳng định thanh toán bằng mã VietQR có nhiều ưu điểm vượt trội như thao tác đơn giản, hạn chế sai sót thông tin người thụ hưởng, phù hợp cho các cá nhân bán hàng online - hộ gia đình - tiểu thương, dễ dàng triển khai (đặt mã VietQR tại các kênh bán hàng như quầy thanh toán, trên website, Facebook…), thao tác chuyển khoản 24/7 - mọi lúc mọi nơi.

Sau khi trải nghiệm, nhiều khách mời thừa nhận thanh toán bằng mã VietQR có nhiều ưu điểm vượt trội - Ảnh: Q.ĐỊNH

Sau khi trải nghiệm, nhiều khách mời thừa nhận thanh toán bằng mã VietQR có nhiều ưu điểm vượt trội - Ảnh: Q.ĐỊNH

Sẽ lan tỏa thanh toán không tiền mặt

Sau buổi tập huấn, ông Nguyễn Minh Phương Đại - chủ một đại lý phân phối bánh kẹo thuộc Công ty Bình Tây Food (Q.6) - hồ hởi cho biết trước đây chỉ biết mã QR giúp truy cập nhanh thông tin số tài khoản và tên chủ tài khoản

Do đó, tại cửa hàng, chỉ cắt phần mã, ép nhựa để khách đỡ phải nhập số tài khoản. Tuy nhiên, sau buổi tập huấn, ông biết có thể để nhiều thông tin ẩn trong mã như tên tuổi, số tiền khách trả... khách chỉ cần nhấn nút chuyển khoản một cách nhanh chóng, tiện lợi.

"Tuy phải đầu tư hệ thống phần mềm, mỗi hóa đơn sẽ phải xuất một mã QR riêng nhưng sẽ tăng được độ uy tín, chuyên nghiệp với khách, giúp khách thanh toán nhanh chóng, tiện lợi hơn nên tôi thấy rất xứng đáng", ông Đại nói và cho biết sẽ dán thêm nhiều mã VietQR tại cửa hàng để thu hút sự chú ý của khách, thuyết phục khách thanh toán không tiền mặt, chuyển đổi số.

Đến với chương trình với tâm lý "tìm hiểu cách thanh toán để về thuyết phục khách hàng", chị Đinh Ngọc Vân Anh, chủ gian hàng trò chơi dân gian (Q.1), khẳng định sẽ làm "đại sứ" để lan tỏa cách thức thanh toán không tiền mặt đến các khách hàng, do thấy được cái lợi của hình thức quét mã thanh toán. 

"Người bán khỏi thối tới thối lui, kiểm soát được thu chi, trong khi khách hàng không gặp rủi ro như bị mất tiền... Chắc chắn tôi phải thuyết phục khách hàng từ bỏ tiền mặt", chị Vân Anh quả quyết.

Một số người lớn tuổi thừa nhận thao tác còn chậm nhưng việc học và sử dụng được hình thức thanh toán không tiền mặt, thanh toán bằng quét mã QR khá dễ dàng. Tuy nhiên, nhiều tiểu thương cho biết các bạn trẻ rất thích ví điện tử, thanh toán không tiền mặt và lực lượng này đang chiếm áp đảo tại cửa hàng. 

"Do đó, việc cửa hàng phải đi tìm hiểu và cách dùng thanh toán không tiền mặt là điều cần thiết để gia tăng doanh thu", một tiểu thương nói.

Rất tiện lợi cho kinh doanh

Nhiều tiểu thương tham gia buổi tập huấn cũng sẽ góp mặt tại "Lễ hội không tiền mặt - Cashless Town" - lễ hội đầu tiên tại Việt Nam có 100% các giao dịch đều thanh toán không tiền mặt, dự kiến diễn ra trong dịp cuối tuần này (ba ngày 16, 17 và 18-6) tại đường Lê Lợi (Q.1, TP.HCM).

"Với thanh toán không tiền mặt, chỉ cần trải nghiệm một lần là khách sẽ thích dùng lần hai, nhờ vào sự tiện lợi và nhanh chóng. Đó cũng là lý do tại nhiều quốc gia như: Trung Quốc, Singapore,... phương thức thanh toán không tiền mặt đã tiến rất xa, người dân có thể đi nhiều nơi mà không cần tiền mặt", ông Trần Xuân Toàn, phó tổng biên tập báo Tuổi Trẻ, khẳng định tại buổi tập huấn.

Trong khi đó, ông Phương Đại cũng cho rằng so với thanh toán truyền thống, thanh toán không tiền mặt là một bước tiến lớn, đồng thời khẳng định sẽ áp dụng thanh toán không tiền mặt trong kinh doanh.

Tương tự, chị Vân Anh nói: "Trước giờ mình cứ nghĩ giao dịch tiền mặt tiện nhất, nhưng qua chương trình mới thấy thanh toán không tiền mặt cũng quá nhanh, với nhiều cách thức như dùng vân tay, nhận diện khuôn mặt, thậm chí chỉ cần vài giây quét mã QR là tiền đi hoặc đến luôn".

Hết cửa dùng giấy tờ giả mở tài khoản ngân hàng

Nhiều ngân hàng đang chạy đua thí điểm xác thực khách hàng thông qua CCCD gắn chíp kết nối dữ liệu dân cư quốc gia nhằm nhiều mục tiêu, đặc biệt là lọc tài khoản không chính chủ hay dẹp nạn giả mạo giấy tờ tùy thân khi giao dịch với ngân hàng.

Ngân hàng Á Châu (ACB) vừa công bố triển khai dịch vụ xác thực CCCD gắn chíp, thông qua việc bắt tay với Công ty Hệ thống thông tin FPT (FPT IS) nhằm triển khai hai giải pháp là xác thực CCCD gắn chíp - FPT.IDCheck và giải pháp tự động hóa quy trình nghiệp vụ bằng robot - akaBot.

Ông Từ Tiến Phát, tổng giám đốc ACB, cho biết giải pháp FPT.IDCheck được xây dựng trên nền tảng ứng dụng xác thực CCCD gắn chíp, cho phép đọc và xác thực dữ liệu và nhận diện khuôn mặt với độ chính xác 100%.

"Ngoài các phương thức như eKYC hay Video Call Face Identity, việc triển khai thêm giải pháp FPT.IDCheck giúp thông tin khách hàng được tự động nhập một cách đầy đủ, nhanh chóng và chính xác. Dữ liệu này cũng được đối chiếu với dữ liệu lưu tại Bộ Công an, ngăn chặn hiệu quả việc giả mạo giấy tờ tùy thân khi giao dịch với ngân hàng.

Cũng tại buổi ký kết giữa ACB và FPT IS, ông Phan Thanh Toàn - giám đốc dự án ID Check của FPT IS - cho biết với dữ liệu của 80 triệu CCCD được mã hóa và toàn vẹn bằng chữ ký số, các đối tượng lừa đảo sẽ không thể làm giả như trước.

"Việc sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) kết hợp với nguồn dữ liệu chuẩn xác từ dữ liệu dân cư quốc gia sẽ giải quyết được nút thắt này, giúp việc định danh khách hàng chính xác gần như tuyệt đối", ông Toàn khẳng định.

Theo đại tá Vũ Văn Tấn - phó cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (C06, Bộ Công an), C06 phối hợp với các ngân hàng làm sạch dữ liệu tài khoản ngân hàng qua đối chiếu cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

C06 cũng đã phối hợp với các tổ chức tín dụng, Napas cung cấp dịch vụ tích xanh tài khoản - đây là các tài khoản được định danh chính xác danh tính công dân.

Các bên cũng đã phối hợp xây dựng kênh thông tin phản ứng nhanh đối với các trường hợp lừa đảo, chuyển tiền, xác minh, giải quyết hạn chế rủi ro cho ngành tài chính, ngân hàng, đảm bảo an ninh trật tự.

A.HỒNG - L.THANH

Theo đại tá Vũ Văn Tấn - phó cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (C06, Bộ Công an), C06 phối hợp với các ngân hàng làm sạch dữ liệu tài khoản ngân hàng qua đối chiếu cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. C06 cũng đã phối hợp với các tổ chức tín dụng, Napas cung cấp dịch vụ tích xanh tài khoản - đây là các tài khoản được định danh chính xác danh tính công dân.

Các bên cũng đã phối hợp xây dựng kênh thông tin phản ứng nhanh đối với các trường hợp lừa đảo, chuyển tiền, xác minh, giải quyết hạn chế rủi ro cho ngành tài chính, ngân hàng, đảm bảo an ninh trật tự.


Xem thêm: mth.18384200141603202-hciht-es-nal-tom-uht-tam-neit-gnohk-naot-hnaht/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Thanh toán không tiền mặt: thử một lần sẽ thích”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools