Vào cuối những năm 1960, người ta ngày càng lo ngại rằng những trận lở đá tiếp theo có thể làm thác bị xói mòn hoàn toàn. Vì vậy, để nghiên cứu thành phần địa chất và ngăn chặn khả năng thác bị phá huỷ, một uỷ ban chung giữa Mỹ và Canada đã quyết định rút cạn nước của American trong vòng 5 tháng.
Một đống đá talus khổng lồ đã được phát hiện ở dưới đáy thác American. Talus được hình thành bởi một loạt các vụ sạt lở đá tự nhiên qua các năm. Khi các tảng đá rơi xuống từ trên cùng của thác nước, chúng sẽ tạo ra một đống đá khổng lồ ở đáy thác.
Một đập đá tạm thời để chuyển hướng dòng chảy của sông Niagara ra khỏi thác American và hướng tới thác Horseshoe.
Khi thác nước cạn khô lần đầu tiên sau hàng thiên niên kỷ, giới chức Mỹ bắt đầu cuộc điều tra của họ. Các kỹ sư khoan sâu vào lòng sông để lập bản đồ và thăm dò các ứng suất và áp lực của đá.
Điều đó đã khiến các vị khách du lịch tò mò. Khoảng 100.000 người đã đến xem kỳ quan thiên nhiên lởm chởm đá này và đi nhặt những đồng xu đã được ném xuống đây từ nhiều thập kỷ trước.
Đối với đống đá talus ở chân thác, ý kiến được tán đồng nhất chính là cứ để nó ở lại một cách tự nhiên. Tuy có thể loại bỏ nó nhưng các kỹ sư thấy việc lãng phí công sức chỉ vì mục tiêu thẩm mỹ đơn thuần là điều không cần thiết.
Người ta lắp đặt các thiết bị để theo dõi chuyển động của đá ở một số địa điểm, lắp đặt bu lông và dây cáp thép để ổn định đá xung quanh đảo Luna và thác Bridal Veil, đồng thời khoan các lỗ thoát nước để giảm áp suất thuỷ tĩnh tại một số điểm.
Vào tháng 11/1969, đê quai dần được dỡ bỏ và thác American lại “gầm” lên một lần nữa.
Tuy nhiên, thác nước này có thể sẽ sớm khô cằn trở lại vì có hai cây cầu cũ cần được thay thế, tức là phải có thêm một đợt rút nước khác.
Tham khảo Mashable
Xem thêm: nhc.179425541416032881-nal-tom-oc-iom-man-00021-yad-ort-nac-aragain-caht-ihk-cagn-hnik-gnad-hna-hnih-gnuhn/nv.fefac