Theo đó, tỷ giá hối đoái đồng Ruble đã "trượt xuống" hơn 84 Ruble so với đồng USD vào đầu phiên giao dịch, thể hiện tỷ giá yếu nhất kể từ ngày 4/4/2022. Đồng Ruble cũng lần đầu tiên giảm xuống mức hơn 90 Ruble đổi lấy một đồng Euro kể từ ngày 28/4/2023, theo dữ liệu giao dịch được công bố.
Các nhà phân tích cho rằng sự sụt giảm của đồng Ruble so với các đồng tiền phương Tây là do sự mất cân bằng gây ra bởi dòng ngoại tệ không đủ chảy vào thị trường.
(Ảnh: Getty Images)
"Điều này là do doanh thu xuất khẩu giảm sau khi giá dầu và giá khí đốt tương đối thấp", chuyên gia từ BKS Mir Investment, Dmitry Babin, nói với hãng tin RBK. Nguồn thu ngoại tệ từ xuất khẩu giảm đã gây ra thâm hụt ngân sách nhà nước, càng trầm trọng hơn do dòng ngoại tệ chảy ra ngoài khi các công ty xây dựng chuỗi cung ứng mới để mua thêm sản phẩm từ nước ngoài.
"Đồng thời, khối lượng nhập khẩu đã phục hồi về mức từ năm 2020 - 2021", ông Babin nói thêm.
Các nhà phân tích từ Ngân hàng Saint-Petersburg đã liên kết sự suy yếu của đồng tiền Nga với những yếu tố địa chính trị và sự bất ổn trên thị trường dầu mỏ toàn cầu.
Xem thêm: nhc.449908051416032881-dsu-iov-os-man-tom-gnort-tahn-paht-cum-gnoux-tourt-agn-elbur-gnod/nv.fefac