Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô, bitcoin
Tại thị trường vàng trong nước, giá vàng SJC tại Hà Nội sau khi mở cửa sáng nay 14/6 giảm 100.000 đồng/lượng so với cuối ngày hôm qua, thì vào cuối ngày đã tăng trở lại 150.000 đồng/lượng và hiện đứng ở mức 66,55 – 67,17 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).
Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên hôm qua tại Mỹ giảm 14,2 USD xuống 1.943,3 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng hồi phục dần và lên trên 1.950 USD/ounce vào cuối ngày.
Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) đứng ở mức 103,15 điểm.
Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 14/6 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 23.700 đồng/USD, tăng nhẹ 1 đồng so với hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 23.330 – 23.670 đồng/USD.
Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng Bitcoin sau ngày hôm qua đứng tại 25.800 USD, thì sang phiên hôm nay đã đi ngang quanh ngưỡng này cho đến cuối ngày.
Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) tăng 0,85 USD (+1,22%), lên 70,27 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent tăng 0,96 USD (+1,29%), lên 75,31 USD/thùng.
VN-Index giảm hơn 5 điểm
VN-Index có thời điểm tiến tới sát mốc 1.130 điểm. Tuy nhiên, khi chưa kịp chạm được ngưỡng điểm này, áp lực chốt lời đã diễn ra ở nhiều mã bất động sản khiến chỉ số bị đẩy thẳng xuống dưới tham chiếu.
Bước vào phiên chiều, áp lực bán đã xuất hiện chặn đứng đà hồi của thị trường, thậm chí, bất ngờ đã xảy ra trong phiên ATC khi lực bán gia tăng mạnh trong nhóm VN30 đẩy VN-Index lao thẳng đứng xuống mức thấp nhất ngày khi đóng cửa tại 1.117 điểm.
Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài đã mua ròng 25,7 triệu đơn vị, tổng giá trị là mua ròng 621,8 tỷ đồng.
Kết thúc phiên giao dịch 14/6: VN-Index giảm 5,04 điểm (-0,45%), xuống 1.117,42 điểm; HNX-Index giảm 1,33 điểm (-0,58%), xuống 228,91 điểm; UPCoM-Index giảm 0,18 điểm (-0,22%), xuống 84,82 điểm.
Chứng khoán Mỹ
Phố Wall tăng điểm trong phiên thứ Ba (13/6), khi dữ liệu cho thấy chỉ số giá tiêu dùng tăng nhẹ trong tháng Năm, thúc đẩy kỳ vọng Fed sẽ tạm thời dừng tăng lãi suất trong cuộc họp bắt đầu vào ngày mai.
Số liệu của Bộ Lao động Mỹ cho thấy, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong tháng 5 của nước này chỉ tăng 0,1%, sau khi tăng 0,4% trong tháng Tư. Trên cơ sở hàng năm, CPI tháng vừa qua tăng 4% so với cùng kỳ năm ngoái, giảm so với mức tăng 4,9% trong tháng 4.
Tháng 5 này cũng ghi nhận mức tăng CPI so với cùng kỳ thấp nhất kể từ tháng 3/2021, thời điểm lạm phát vừa bắt đầu tăng.
Kết thúc phiên 13/6, chỉ số Dow Jones tăng 145,79 điểm (+0,43%), lên 34.212,12 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 30,08 điểm (+0,69%), lên 4.369,01 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 111,40 điểm (+0,83%), lên 13.573,32 điểm.
Chứng khoán châu Á
Chứng khoán Nhật Bản đóng cửa ở mức cao nhất trong hơn 33 năm, theo chân phiên lạc quan đêm qua trên Phố Wall.
Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 tăng 1,47% lên 33.502,42, mức cao nhất kể từ tháng 3/1990. Chỉ số Topix tiến 1,31% lên 2.294,53 điểm.
"Khi chứng khoán Mỹ tăng, các nhà đầu tư toàn cầu đã mua cổ phiếu Nhật Bản. Đồng yen yếu hơn cũng thúc đẩy tâm lý nhà đầu tư”, Shigetoshi Kamada, Tổng giám đốc bộ phận nghiên cứu của Tachibana Securities, cho biết.
Cổ phiếu đáng chú ý nhất là Toyota Motor đã tăng 6% sau khi tăng 5% vào thứ Ba, khi các cổ đông bỏ phiếu bác bỏ một nghị quyết chưa từng có về vận động hành lang khí hậu của nhà sản xuất ô tô.
Cổ phiếu Honda Motor tiến 3,59%. Một chỉ số theo dõi các nhà sản xuất ô tô tăng 4,28% và là chỉ số hoạt động hàng đầu trong số 33 chỉ số phụ của ngành trên Sở giao dịch chứng khoán Tokyo.
Cổ phiếu liên quan đến chip giảm, với Screen Holdings mất 2,55% và Advantest giảm 0,29%. Tokyo Electron đảo chiều giảm để đóng cửa ở tham chiếu.
Chứng khoán Trung Quốc giảm khi đón nhận thêm dữ liệu kinh tế yếu kém.
Đóng cửa, Shanghai Composite giảm 0,14% xuống 3.228,99 điểm. Chỉ số CSI 300 bluechip giảm 0,02% xuống 3.864,02 điểm.
Tín dụng cho vay ngân hàng mới của Trung Quốc đã tăng lên 1,36 nghìn tỷ nhân dân tệ (189,83 tỷ USD) trong tháng 5, dữ liệu từ Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) cho thấy, tăng so với tháng 4, nhưng không đạt ước tính của các nhà phân tích.
Ngân hàng trung ương Trung Quốc đã hạ lãi suất cho vay ngắn hạn lần đầu tiên trong 10 tháng vào thứ Ba để khôi phục niềm tin của thị trường.
Thị trường kỳ vọng rằng lần điều chỉnh lãi suất tiếp theo có thể đến ngay sau thứ Năm, khi ngân hàng trung ương sẽ tung ra hơn 200 tỷ nhân dân tệ trong các khoản vay cơ sở cho vay trung hạn (MLF).
"Chúng tôi kỳ vọng PBOC sẽ cắt giảm lãi suất MLF thêm 10 điểm cơ bản cho kỳ hạn 1 năm vào ngày 15/6, tiếp theo là cắt giảm 10 điểm cơ bản đối với LPR kỳ hạn 1 năm và mức cắt giảm lớn hơn 15-20 điểm cơ bản đối với LPR kỳ hạn 5 năm vào ngày 20/6", Jian Chang, nhà kinh tế trưởng về Trung Quốc tại Barclays châu Á Thái Bình Dương, cho biết trong một lưu ý.
Chứng khoán Hồng Kông giảm, trong bối cảnh lo ngại gói kích thích chính sách của Trung Quốc sẽ là quá ít và quá muộn để kéo sự phục hồi kinh tế sau đại dịch.
Đóng cửa, Hang Seng-Index giảm 0,58% xuống 19.408,42 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises giảm 0,63% xuống 6.576,79 điểm.
"Sự lạc quan về chứng khoán Hồng Kông thời gian qua dường như không có cơ sở, khi sự phục hồi của nền kinh tế Trung Quốc bị đình trệ, và các nhà chức trách cho đến nay vẫn chưa sẵn sàng đưa ra một phản ứng hiệu quả, mà thích cách tiếp cận chờ xem”, Brock Silvers, giám đốc đầu tư tại Kaiyuan Capital ở Hồng Kông, cho biết.
Chứng khoán Hàn Quốc giảm, do áp lực từ nhóm cổ phiếu các nhà sản xuất pin và sự thận trọng của thị trường trước quyết định về lãi suất của Fed.
Đóng cửa, chỉ số KOSPI giảm 18,87 điểm, tương đương 0,72% xuống 2.619,08 điểm.
"Chỉ số kéo dài đà đi xuống vào buổi chiều do lực bán tháo trong lĩnh vực pin sạc, cùng với tâm lý thận trọng trước cuộc họp của Fed và hoạt động chốt lời ở các nhà sản xuất chip", nhà phân tích Kim Jee-hyun tại Kiwoom Securities cho biết.
Cổ phiếu LG Energy Solution giảm 2,97%, với công ty mẹ LG Chem giảm 2,31%, trong khi các nhà sản xuất pin khác như Samsung SDI và SK Innovation lần lượt giảm 1,48% và 3,36%.
Trong số các cổ phiếu lớn khác, các nhà sản xuất chip, nhà cung cấp dịch vụ trực tuyến và nhà sản xuất dược phẩm sinh học giảm, nhưng Hyundai Motor tăng 1,52% và nhà sản xuất ô tô anh em Kia Corp tăng 0,85%.
Kết thúc phiên 14/6: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 483,77 điểm (+1,47%), lên 33.502,42 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 4,68 điểm (-0,14%), xuống 3.228,99 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 113,00 điểm (-0,58%), xuống 19.408,42 điểm. Chỉ số Kospi tại Hàn Quốc giảm 18,87 điểm (-0,72%), xuống 2.619,08 điểm.
Các thông tin đáng chú ý khác
- Hệ lụy tín dụng vượt xa GDP
Tỷ lệ dư nợ tín dụng trên GDP của Việt Nam liên tục tăng lên trong những năm qua và đến năm 2022, tín dụng đã vượt xa GDP..>> Chi tiết
- Lọc cổ phiếu “vua”
Nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn là ngân hàng đang được nhà đầu tư sàng lọc rất kỹ, tập trung vào các câu chuyện riêng, bởi rủi ro nợ xấu tăng và mức định giá chưa thực sự hấp dẫn..>> Chi tiết
- Khơi thông dòng vốn trên thị trường chứng khoán
Đây là chủ đề Talkshow do Báo Đầu tư tổ chức ngày 15/6/2023 với sự tham gia của lãnh đạo Ủy ban Chứng khoán, lãnh đạo các công ty chứng khoán và doanh nghiệp niêm yết..>> Chi tiết
- Cổ phiếu leo dốc dù lợi nhuận... đổ đèo
Không ít cổ phiếu nằm trong nhóm dưới mệnh giá vừa có nhịp tăng trần liên tiếp như TDH, QCG, LGL, EVG…, trái ngược với kết quả kinh doanh đi xuống của doanh nghiệp..>> Chi tiết
- Lạm phát của Mỹ giảm xuống mức thấp nhất trong hai năm
Hôm thứ Ba (13/6), dữ liệu cho thấy lạm phát của Mỹ đã chậm lại trong tháng 5 xuống mức thấp nhất trong 2 năm, chủ yếu là do giá năng lượng giảm..>> Chi tiết