vĐồng tin tức tài chính 365

Bỏ 'chuồng cọp', gắn chuông báo trộm và cháy

2023-06-15 14:46
Mô hình tổ liên gia về an toàn PCCC kết nối với nhau bằng hệ thống chuông báo động cho các nhà liền kề khi gặp sự cố (ảnh chụp tại hẻm 365 Bạch Đằng, quận Bình Thạnh, TP.HCM) - Ảnh: PHƯƠNG QUYÊN

Mô hình tổ liên gia về an toàn PCCC kết nối với nhau bằng hệ thống chuông báo động cho các nhà liền kề khi gặp sự cố (ảnh chụp tại hẻm 365 Bạch Đằng, quận Bình Thạnh, TP.HCM) - Ảnh: PHƯƠNG QUYÊN

Nhiều ngôi nhà hoặc căn hộ chung cư cũ được cơi nới, xây dựng theo kiểu bít kín ban công bằng lồng sắt. Các địa phương hiện nay cũng đang rốt ráo tuyên truyền vận động người dân tháo dỡ các "chuồng cọp" như vậy để đảm bảo công tác an toàn PCCC.

Đã có nhiều vụ cháy xảy ra và rất thương tâm khi nạn nhân trong nhà muốn thoát nạn bằng đường ban công đều bị vướng lồng sắt, không thể thoát nạn được. Ngoài lối thoát nạn chính của ngôi nhà là cầu thang bộ, ban công, lô gia cũng là vị trí quan trọng để thoát nạn khẩn cấp từ bên trong khi xảy ra sự cố cháy nổ. Từ đó, các lực lượng chuyên nghiệp có thể tiếp cận cứu người, chữa cháy.

Lực lượng PCCC có các biện pháp nghiệp vụ phá các "chuồng cọp" để ứng cứu khi xảy ra cháy, nổ. Tuy nhiên, để cắt các thanh sắt này phải mất thêm thời gian, công tác cứu nạn và chữa cháy luôn gặp nhiều khó khăn khi gặp phải các căn nhà có lắp lồng sắt.

Quy định về PCCC và Luật Xây dựng quy định rõ không ai được phép sử dụng lồng sắt lắp ở ban công, lô gia làm những rào chắn kiểu "chuồng cọp". Những biển hiệu quảng cáo, hộp đèn, lồng sắt cũng được khuyến cáo không được che chắn ở ban công, lô gia bởi đây là vị trí thuận lợi cho việc thoát nạn khẩn cấp khi xảy ra cháy cũng như để các phương tiện chữa cháy, cứu nạn cứu hộ có thể tiếp cận vị trí này để thực hiện công tác cứu người, chữa cháy.

Nếu người dân không tháo được thì vận động người dân ở các vị trí ban công lắp lồng sắt, có thể thiết kế trổ một lỗ trên "chuồng cọp", người lớn có thể chui ra chui vô, có thể mở ra mở vô, để khi xảy ra sự cố cháy sẽ thoát ra bằng đường này trong trường hợp khẩn cấp.

Đối với những nhà cao tầng, người dân có thể thiết kế cầu thang để thoát nạn qua nhà bên cạnh khi có trường hợp khẩn cấp. Hiện nay cơ quan công an sử dụng một số biện pháp nghiệp vụ để hướng dẫn người dân thực hiện không rào chắn bằng giải pháp như mô hình tổ liên gia về an toàn PCCC.

Từ năm nhà trở lên có thể kết nối với nhau bằng hệ thống chuông. Ngoài vấn đề báo cháy ra thì đây là một trong những biện pháp hỗ trợ phòng kẻ gian. Nhà có người lạ đột nhập thì với tiếng chuông này mọi người trong khu vực sẽ đến hỗ trợ.

Ngoài phòng cháy thì còn giúp vấn đề an ninh trật tự tại địa phương. Dần dần biện pháp này ổn định sẽ giải quyết được bài toán an ninh trật tự rồi sau đó người dân sẽ tự tháo "chuồng cọp" và hạn chế những thiệt hại về người trong những vụ cháy.

Thôn tính lối thoát hiểm

Tại TP.HCM, từ 50 năm trước đã có nhiều khu dân cư được quy hoạch có chừa lối phía sau mỗi dãy nhà, có nơi đến 4m (dành cho xe cứu hỏa). Nhưng lâu ngày mỗi nhà lấn dần về phía sau, bít lối cứu hỏa.

Các khu dân cư mới được xây dựng hiện đại, phía sau các dãy nhà liền kề kiên cố, khang trang đều có khoảng lùi, ô trống để lực lượng chữa cháy, cứu nạn cứu hộ có thể đi vào ứng cứu khi có hỏa hoạn xảy ra, giúp cho công tác cứu nạn thuận tiện hơn. Tuy nhiên, nhiều chủ những căn nhà này đã lắp thêm hàng rào sắt, bịt kín các cửa sổ, giếng trời, lối ra phía sau.

Bình thường hàng rào này có vẻ ổn, nhưng chẳng may xảy ra hỏa hoạn thì người trong nhà không có lối thoát khi khung sắt đã bít đường thoát nạn.

Nhiều người sống trong khu dân cư hiện đại, có bảo vệ nhưng vẫn lắp hàng rào sắt. Việc này chặn lối thoát nạn khi có cháy và ngăn cản việc chữa cháy của cơ quan chức năng.

Một người dân ở quận Gò Vấp

ĐẠI TÁ HUỲNH NGỌC QUAN (PHÓ TRƯỞNG PHÒNG CẢNH SÁT PCCC VÀ CỨU NẠN CỨU HỘ (PC07) CÔNG AN TP.HCM) 

Nhà có "chuồng cọp" càng kiên cố, khi cháy càng khó thoát nạnNhà có 'chuồng cọp' càng kiên cố, khi cháy càng khó thoát nạn

Theo cảnh sát phòng cháy chữa cháy, những ngôi nhà có "chuồng cọp" càng được gia công kiên cố thì khi xảy ra cháy nguy cơ thiệt hại về người và tài sản càng lớn.

Xem thêm: mth.57480407051603202-yahc-av-mort-oab-gnouhc-nag-poc-gnouhc-ob/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Bỏ 'chuồng cọp', gắn chuông báo trộm và cháy”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools