Khoảng thời gian này năm ngoái, thật khó để tìm ra được bất kỳ ai tại Mỹ biết Temu là gì. Nhưng hiện tại, người tiêu dùng Mỹ đang vật lộn với lạm phát phi mã, ứng dụng mua sắm giá rẻ được chống lưng bởi một công ty công nghệ Trung Quốc này lại đang đạt được thành công rực rỡ, với doanh số vượt cả "đồng hương" đi trước là Shein.
Cụ thể, hoạt động chi tiêu trên Temu - ứng dụng thương mại điện tử chống lưng bởi PDD Holdings đã tăng 20% so với công ty tên tuổi Shein tại Mỹ vào tháng 5 theo thóng kê từ Bloomberg Second Measure.
Nền tảng trực tuyến có gốc gác Trung Quốc này cũng trở thành ứng dụng đứng đầu trên iOS tại Mỹ trong hầu hết giai đoạn vừa qua của năm 2023. Để đạt được thành công này, Temu hướng tới những đợt giảm giá mạnh và cung cấp mức giá phải chăng cho mọi thứ từ đồ dùng nhà bếp tới giày dép nhằm thu hút khách hàng mới.
Temu cũng có lượt tải iOS trên toàn cầu nhiều hơn bất kỳ ứng dụng mua sắm nào trong giai đoạn 6 tháng sau khi ra mắt.
Dũ liệu kể trên khiến cho mục tiêu doanh số tại Bắc Mỹ ban đầu của Temu dường như khá khiêm tốn: Báo cáo cho thấy ít nhất GMV (tổng giá trị hàng hoá giao dịch) trong riêng 1 ngày của Temu đã vượt Shein vào tháng 9/2023.
Temu là thương hiệu mới nhất trong vô số thương hiệu của Trung Quốc đang tìm cách chiều lòng những người tiêu dùng Mỹ vốn đang trở nên “nhạy cảm hơn về giá”. Với Temu, PDD đang hy vọng rằng họ có thể lặp lại công thức thành công về việc bán hàng giá rẻ và những hoạt động truyền thông mạng xã hội như đã làm tại Trung Quốc với ứng dụng Pinduoduo.
Tuy nhiên, việc khai phá thị trường Mỹ không phải dễ dàng. Các thương hiệu Trung Quốc vốn rất nhỏ tại thị trường Mỹ so với Amazon. Người tiêu dùng chi tiêu trên những website này vẫn chỉ chiếm 1 lượng nhất nhỏ so với lượng chi tiêu trên Amazon.com.
Cùng thời điểm, cũng ngày càng có nhiều những tranh cãi nổi lên xem liệu công thức “cop – paste” đơn giản của Trung Quốc và sự phụ thuộc vào chuỗi cung ứng lớn của Pinduoduo có thể giúp Temu đạt được thành công bền vững hay không.
Và không giống như Shein – công ty sản xuất ra những thương hiệu quần áo của riêng họ, Temu là nền tảng bên thứ 3 giống với Amazon và điều này có nghĩa là chỉ một lượng rất nhỏ chi tiêu của khách hàng cuối cùng có thể chuyển thành doanh thu của chính Temu.
Ngoài ra, trong cùng tháng mà Temu vượt Shein về doanh số bán hàng tại Mỹ, phía Shein cũng đưa ra nền tảng trực tuyến của chính họ tại đây, cho phép những thương hiệu khác cũng có thể bán hàng.
“Môi trường kinh tế hiện tại chắc chắn đang giúp Temu rất nhiều khi nhiều người tiêu dùng tìm tới những thứ có giá vừa phải để đối phó với lạm phát gia tăng. Tuy nhiên, khi "nhạc dừng", liệu cỗ máy quảng cáo có còn trụ được việc đốt tiền tiếp hay không?
Adam Blacker – một chuyên gia về truyền thông nói rằng phần lớn việc xếp hạng ứng dụng của các thương hiệu là nhờ lượt tải về nhưng lượt tải về lại thúc đẩy chủ yếu bởi những chiến dịch quảng cáo để người tiêu dùng cài đặt.
Chỉ vài tháng sau khi ra mắt tại Mỹ, Temu cũng đang đối mặt với các nhà chức trách Mỹ - những người vốn lo sợ về rủi ro an toàn dữ liệu sau khi ứng dụng Android của Google đã tạm cấm Pinduoduo. Montana – bang đầu tiên cũng ra luật cấm TikTok của ByteDance và họ cũng cấm một vài ứng dụng gốc Trung Quốc khác gồm cả Temu.
Shein cũng nhanh chóng hành động để tránh mối đe doạ tới sự thống trị của mình khi kiện Temu tại toà án Mỹ vào tháng 12 và nói ứng dụng này “cố ý và trắng trợn xâm phạm” bản quyền và thực hiện “sự cạnh tranh không công bằng và có hoạt động kinh doanh sai trái, mờ ám”, gồm cả việc sử dụng hình ảnh vi phạm bản quyền của Shein như một phần sản phẩm niêm yết trên nền tảng của họ.
Để giảm giá, Temu yêu cầu các nhà cung ứng đưa ra mức giá siêu rẻ và người nào đưa ra được mức giá rẻ nhất sẽ giành được đơn hàng. Điều này làm dấy lên lo ngại rằng một số nhà máy sẽ buộc phải bất chấp chất lượng để dành được hợp đồng.
Một chủ nhà máy quần áo ở Quảng Châu giấu tên nói rằng hành động thường xuyên của ông khi làm việc cho Temu là chụp ảnh những món đồ đang phổ biến nhất trên ứng dụng và tìm những nhà cung ứng có thể cung cấp nguyên liệu rẻ nhất. Và việc làm như vậy vô tình nổ ra một cuộc chiến về giá của các chuỗi cung ứng ở Trung Quốc.
Tuy nhiên, những lo ngại này vẫn chưa làm nản lòng người tiêu dùng Mỹ. Trong một bước đi có thể gọi là lớn nhất tại Mỹ, Temu đã xuất hiện tại giải Super Bowl vào tháng 2, chạy đoạn quảng cáo 30 giây trình chiếu hình ảnh một người mua sắm đang vui mừng nhảy nhót với bộ trang phục hào nhoáng nhưng giá rẻ.
“Sự phát triển của Temu là không thể tưởng tượng được. Tuy nhiên, ứng dụng này còn quá mới và chúng ta không thể biết được tương lai của Temu sẽ thế nào”.
Nguồn: Bloomberg