Mới đây, Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông, vừa điểm ra 3 nhóm lừa đảo chính với 16 hình thức lừa đảo thường xuyên diễn ra trên không gian mạng Việt Nam. Trong đó thủ đoạn phổ biến là mạo danh của các nhóm lừa đảo trên không gian mạng để dẫn dụ người dùng và chiếm đoạt tiền. Người dùng gặp khó khi nhận diện hành vi lừa đảo, còn cơ quan chức năng gặp khó trong việc truy vết, điều tra vụ việc. Một trong các nguyên nhân lớn là do thiếu đồng bộ dữ liệu người dân.
Hiện nay, để chiếm đoạt tiền của các nạn nhân, tội phạm thường sử dụng các loại tài khoản không chính chủ, tài khoản ngân hàng làm từ những giấy tờ giả mạo. Thậm chí nhóm tội phạm còn mua tài khoản từ các cá nhân, sinh viên với giá vài trăm ngàn để giao dịch lòng vòng hòng tẩu tán tiền gây khó khăn quá trình điều tra.
"Để thực hiện được hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản, các đối tượng đã sử dụng một số căn cước công dân hoặc chứng minh nhân dân giả mạo của một người khác để lập lên một căn cước hoặc chứng minh giả. Sau đó chúng sử dụng thông tin này để đăng ký tài khoản ngân hàng, mạng xã hội để thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản", Trung tá Nguyễn Minh Hoàn, Phòng An ninh mạng và Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Công an TP Hà Nội, cho biết.
Nếu giải quyết được tài khoản ngân hàng không chính chủ, lừa đảo trực tuyến có thể giảm được 80 - 90%. (Ảnh minh họa - Ảnh: TTXVN)
"Cơ quan chúng tôi muốn phong tỏa thì phải thực hiện một số thủ tục nhất định, rất bất cập trong thời gian chờ đợi. Khi bị hại chuyển tiền cho đối tượng, đối tượng lại chuyển vào các tài khoản khác khi chúng tôi mang văn bản đến nơi thì các đối tượng đã chuyển tiền đi", Trung tá Lê Văn Dĩnh, Cục Cảnh sát hình sự, Bộ Công an, cho hay.
Nhằm ngăn chặn các vụ việc trên không gian mạng, Bộ Thông tin và Truyền thông đã thực hiện chuẩn hóa toàn bộ thông tin của các thuê bao viễn thông. Những thuê bao không định danh được chính chủ đều bị khóa không thể sử dụng. Mặc dù vậy, trong lĩnh vực ngân hàng, tình trạng tài khoản ngân hàng mở bằng giấy tờ giả mạo, hoặc có tình trạng đi thuê những người không hiểu biết mở tài khoản và sử dụng tài khoản đi lừa đảo.
"Vì vậy, ngân hàng đang phối hợp với Bộ Công an, với trung tâm dữ liệu quốc gia để thứ nhất là làm sạch dữ liệu, dọn sạch tài khoản rác; thứ hai là nâng cao cách thức xác thực giao dịch; dùng sinh trắc học, gương mặt của chủ tài khoản để khẳng định chắc chắn là họ đang giao dịch và kẻ gian không thể núp bóng tài khoản người khác để luân chuyển dòng tiền", ông Trần Công Quỳnh Lân, Phó Tổng Giám đốc Ngân hàn Công thương Việt Nam, thông tin.
Các chuyên gia an ninh mạng đánh giá, nếu giải quyết được tài khoản ngân hàng không chính chủ, lừa đảo trực tuyến có thể giảm được 80 - 90%.
VTV.vn - ĐBQH Nguyễn Hải Trung - Giám đốc Công an TP Hà Nội cho biết, các quy định hiện hành không đáp ứng được việc ngăn chặn kịp thời về chuyển tiền vào các đối tượng lừa đảo.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
Xem thêm: mth.20673444161603202-oad-aul-or-iur-ehc-nah-ed-gnud-iougn-ueil-ud-ob-gnod/et-hnik/nv.vtv