vĐồng tin tức tài chính 365

Vụ kiện rúng động nước Mỹ: Ai bảo vệ trẻ khi bị cha mẹ bạo hành?

2023-06-16 19:17

Ngày 11/11/2015, Joshua Deshaney, người thiểu năng trí tuệ 36 tuổi, trút hơi thở cuối cùng ở Muskego, Wisconsin. Cuộc đời thiệt thòi và đau buồn của Joshua Deshaney làm nhói lòng nhiều người Mỹ suốt 4 thập kỷ và nếu không vì may mắn, rất có thể, cậu đã chết từ khi 4 tuổi.

Năm 1980, khi cha mẹ ly hôn, cậu bé một tuổi được tòa tuyên về ở với cha, Randy. Thời đó, việc các tòa án Mỹ tuyên quyền giám hộ trẻ sơ sinh cho người cha không quá lạ.

Tại Mỹ, từ thế kỷ 19 con cái được coi là tài sản của người cha. Người cha thường được quyền nuôi con khi ly hôn. Khi nhà nước pháp quyền ra đời, tiêu chuẩn "những năm đầu đời" bắt đầu được áp dụng, trao quyền nuôi con cho người mẹ trong những năm đầu đời. Sau này, một tiêu chuẩn khác ra đời, dựa trên "lợi ích tốt nhất của đứa trẻ", bất chấp người chăm sóc đứa bé là cha, hay mẹ, ở bất cứ giai đoạn nào của cuộc đời. Điều này có nghĩa dù đứa bé ở giai đoạn sơ sinh, nhưng nếu người mẹ có điều kiện chăm sóc không tốt bằng người cha, chính quyền vẫn sẽ trao quyền nuôi con cho người cha. Đó là lý do, Randy với điều kiện kinh tế, thể chất tốt hơn, được tòa trao quyền nuôi con.

Hai cha con chuyển đến Wisconsin và không lâu sau Randy tái hôn. Năm 1982, cuộc hôn nhân thứ hai lại tan vỡ. Randy liên tục bị vợ hai tố với chính quyền về việc đánh đập, bạo hành con riêng. Joshua khi đó mới 3 tuổi.

Joshua DeShaney khi 4 tuổi. Ảnh: Colorado Edu

Joshua DeShaney khi 4 tuổi. Ảnh: Colorado Edu

Sở Phúc lợi Xã hội Quận Winnebago (DSS) bắt đầu điều tra. Randy phủ nhận các cáo buộc. Quận cũng không có hành động gì.

Tháng 1/1983, Joshua đến bệnh viện cấp cứu với những vết bầm tím khắp người. Bác sĩ điều trị tin rằng cậu bị bạo hành. Họ báo cho DSS, một nhóm nhân viên chăm sóc trẻ em được tập hợp để giải quyết vụ việc.

Joshua tạm thời được quản thúc trong bệnh viện trong ba ngày. Song không có cáo buộc nào chống lại Randy được DSS đưa ra. Hết 3 ngày, Joshua lại về với cha.

Quận khi đó chỉ khuyến nghị để cậu bé Joshua đi học tại trường mầm non, còn Randy nên dự các buổi tư vấn về chăm sóc con cái. Ngoài ra, một nhân viên xã hội được giao nhiệm vụ theo dõi Joshua thông qua các chuyến thăm nhà.

Trong năm sau, nhân viên phúc lợi này đến thăm Joshua khoảng 20 lần, đôi khi ghi lại những vết sưng tấy và bầm tím ở đầu và khắp cơ thể cậu bé. Cô cũng báo cáo rằng Randy chưa bao giờ đăng ký cho Joshua vào trường mầm non hoặc tham gia các buổi tư vấn chăm con.

Joshua đến phòng cấp cứu hai lần nữa, với nhiều vết thương nghiêm trọng hơn. Dù nhân viên phúc lợi nói lo sợ cho tính mạng của Joshua, nhưng chính quyền bang vẫn không có hành động can thiệp vào mối quan hệ cha con độc hại này.

Cuối cùng, tháng 3/1984, cậu bé bốn tuổi rơi vào trạng thái hôn mê sau trận đòn nặng. Joshua được cấp cứu. Cuộc phẫu thuật não khẩn cấp cho thấy một loạt xuất huyết do chấn thương ở đầu gây ra trong thời gian dài.

Cậu bé thoát hôn mê nhưng bị tổn thương não nghiêm trọng khiến cậu bị liệt vĩnh viễn và bị thiểu năng trí tuệ. Joshua phải được đưa vào viện chăm sóc toàn thời gian đến hết đời.

Randy cùng năm đó bị buộc tội Bạo hành trẻ em và bị kết án 4 năm tù, nhưng thực tế chỉ chấp án được 20 tháng, được ân xá.

Thất vọng với mức án, mẹ của Joshua, Melody, đệ đơn kiện DSS vì đã không giải cứu Joshua khỏi cha mình trước trận đòn định mệnh khiến cậu bé gần như liệt não.

Melody cáo buộc quận Winnebago và các nhân viên xã hội của quận đã không can thiệp và bảo vệ cậu bé khỏi bạo lực mà họ hoàn toàn nhận thức được. Cô cho rằng, chính quyền đã giao cậu bé vào tay người cha, do đó họ phải chắc chắn với việc anh ta có năng lực và điều kiện chăm sóc cậu bé. Vì thế, khi Joshua bị bạo hành, ngoài người cha thì chính quyền có lỗi rất nghiêm trọng.

"Nghiêm trọng nhất là không hành động gì, khi nhận thức đầy đủ về tình hình nguy hiểm con tôi đang gặp phải khi ở với cha", Melody nêu.

Việc kiện tụng của cô thất bại ở mọi cấp độ. Tháng 2/1989, vụ án được xét xử tại Tòa án Tối cao nhưng kết quả không thay đổi.

Hội đồng thẩm phán Tòa án Tối cao Mỹ năm 1989, những người đưa ra phán quyết đầy tranh cãi trong vụ kiện. Ảnh: Politico

Hội đồng thẩm phán Tòa án Tối cao Mỹ năm 1989, những người đưa ra phán quyết đầy tranh cãi trong vụ kiện. Ảnh: Politico

Bản án ngày 22/2/1989 nêu "không thể phủ nhận sự thật của vụ án này là bi thảm". Song việc các quan chức nhà nước không bảo vệ một cá nhân chống lại bạo lực của cá nhân khác, không cấu thành hành vi vi phạm thủ tục tố tụng của Hiến pháp. Tức là nhà nước, không có nghĩa vụ bảo vệ một đứa trẻ, dưới sự hành hạ của cha nó.

"Đúng là trong một số trường hợp, Hiến pháp áp đặt lên Nhà nước các nghĩa vụ chăm sóc và bảo vệ các cá nhân cụ thể, nhưng không phải trường hợp này", bản án nêu. Vì Joshua không bị DSS giam giữ nên DSS không bắt buộc phải bảo vệ cậu khỏi tổn hại.

Bản án cho rằng, các thẩm phán và luật sư và toàn xã hội cảm động, đồng cảm và đều muốn giúp mẹ con Joshua nhận được khoản bồi thường thỏa đáng cho những thiệt hại nặng nề. "Nhưng trước khi chiều theo sự thôi thúc cảm tính đó, một lần nữa cần nhớ rằng thiệt hại không phải do bang Wisconsin gây ra mà do cha của Joshua", bản án nêu. Điều chính xác nhất có thể nói về các quan chức nhà nước trong vụ án này là họ đã đứng yên không làm gì khi đáng lẽ họ phải hành động tích cực hơn.

Tòa án kết luận rằng bang không có trách nhiệm trong thương tổn của Joshua. Mẹ Joshua lần thứ ba thua kiện. Cùng với phán quyết, Tòa khuyến cáo các phụ huynh khác không nên "đua" nhau kiện tụng theo xu hướng này trong tương lai.

Trong chín thẩm phán tòa tối cao, 6 người bỏ phiếu cho phán quyết này. Ba thẩm phán phản đối, nhưng bản án được tuyên theo số đông. Trong số này, ý kiến phản đối nổi tiếng nhất thuộc về thẩm phán Harry Andrew Blackmun.

"Joshua tội nghiệp! Nạn nhân của các cuộc tấn công lặp đi lặp lại bởi người cha vô trách nhiệm, đàn áp, hèn nhát và quá khích, bị bỏ rơi bởi những người khác, đặt cậu bé vào tình thế nguy hiểm. Những người biết chuyện gì đang xảy ra nhưng về cơ bản không làm gì ngoại trừ "nghiêm túc ghi lại vào hồ sơ", như tòa án đã nêu", ông ám chỉ DSS.

"Bản án là một sự phản ánh đáng buồn về cuộc sống của người Mỹ và các nguyên tắc hiến pháp và những tuyên bố đầy tự hào về "tự do và công lý cho tất cả mọi người". Đứa trẻ này, Joshua DeShaney, nay sống nốt phần đời còn lại trong trạng thái tàn tật và thiểu năng trí tuệ", thẩm phán viết.

Joshua DeShaney trước khi mất ở tuổi 36. Ảnh: Journal Sentinel

Joshua DeShaney trước khi mất ở tuổi 36. Ảnh: Journal Sentinel

Bản án gây phẫn nộ trong cộng đồng bảo vệ trẻ em. Họ đổ lỗi quyết định này đã đặt ra tiền lệ nguy hiểm cho các phán quyết trong tương lai, không chỉ trong lĩnh vực bảo vệ trẻ em.

"Nếu cảnh sát biết một vụ giết người sắp xảy ra nhưng không làm gì để ngăn chặn thì sao? Tương tự như việc chính quyền quận không hành động để giúp đỡ Joshua, cảnh sát sẽ không trực tiếp gây ra cái chết, do đó không có trách nhiệm gì sao?", tờ New York Times sau đó đăng trong một bài bình luận dài về vụ kiện. "Phán quyết trong vụ kiện của Joshua đã để lại một di sản đầy ám ảnh", tờ báo này nêu quan điểm.

Ba thập kỷ sau, đây vẫn là chủ đề gây tranh cãi. Các tòa án cấp dưới đã trích dẫn nó hàng trăm lần, Tòa án Tối cao thường xuyên được cộng đồng luật, giới tư pháp và các tổ chức bảo vệ trẻ em yêu cầu xem xét lại vụ án nhưng chưa bao giờ có hồi đáp.

Hải Thư (Theo WP, Jstor, University of Chicago, US Supreme Court)

Xem thêm: lmth.8407164-hnah-oab-em-ahc-ib-ihk-ert-ev-oab-ia-ym-coun-gnod-gnur-neik-uv/ten.sserpxenv

Comments:0 | Tags:No Tag

“Vụ kiện rúng động nước Mỹ: Ai bảo vệ trẻ khi bị cha mẹ bạo hành?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools