vĐồng tin tức tài chính 365

Kinh tế Mỹ đã tươi sáng hơn?

2023-06-17 08:41
Chứng khoán châu Á hầu như đều đã tăng điểm trong ngày 15-6, sau khi Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) thông báo giữ nguyên lãi suất. Ảnh chụp ngày 15-6 tại Seoul, Hàn Quốc - Ảnh: AP

Chứng khoán châu Á hầu như đều đã tăng điểm trong ngày 15-6, sau khi Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) thông báo giữ nguyên lãi suất. Ảnh chụp ngày 15-6 tại Seoul, Hàn Quốc - Ảnh: AP

Tuần này Fed thông báo sẽ tạm dừng việc tăng lãi suất trong lúc chờ đợi tác động tích cực của chính sách tiền tệ lên nền kinh tế. Đây dường như là động thái thận trọng của Fed và họ cũng hé lộ khả năng sẽ có các đợt tăng lãi suất khác trong năm nay.

Chỉ là tạm thời

Kể từ tháng 3-2022 đến nay, Fed đã tăng lãi suất 10 lần liên tiếp để kiểm soát lạm phát. Với quyết định mới nhất của Fed, lãi suất tham chiếu tại Mỹ hiện ở mức 5 - 5,25%.

Lạm phát ở Mỹ đã giảm đáng kể từ mức đỉnh hơn 9% vào mùa hè năm ngoái xuống còn 4% hiện tại. Tuy nhiên, mức này vẫn cao gấp đôi so với mục tiêu 2% của Fed. Do đó theo báo New York Times, các nhà hoạch định chính sách dự đoán Fed có thể cần hai đợt tăng lãi suất nữa trong năm nay.

"Nhìn về phía trước, gần như tất cả thành viên thuộc Ủy ban Thị trường mở liên bang của Fed đều cho rằng việc thực hiện thêm một số đợt tăng lãi suất nữa là phù hợp trong năm nay để đưa lạm phát xuống mức 2%", Chủ tịch Fed Jerome Powell nói sau quyết định của Fed hôm 14-6.

Mặc dù việc Fed không tăng lãi suất lần này chỉ là quyết định tạm thời, nhưng giới chuyên gia cho rằng điều này vẫn giúp các ngân hàng thở phào nhẹ nhõm. Những động thái chính sách trong tương lai của Fed sẽ phụ thuộc vào các chỉ số kinh tế trong những tuần và tháng tới, gồm cả thị trường việc làm.

Theo đài CNN, các nhà kinh tế hàng đầu cho rằng thị trường lao động hiện nay của Mỹ vẫn là nguồn gây lạm phát dai dẳng và cần phải tái cân bằng để có thể kéo lạm phát thành công xuống mục tiêu 2% của Fed. 

Theo tạp chí Time, từ lâu Fed tin rằng thị trường việc làm với đặc điểm tuyển dụng mạnh mẽ và tăng lương thường thúc đẩy lạm phát cao hơn. Fed cho rằng người lao động càng khó tìm việc làm và khó được tăng lương thì giá cả sẽ càng ổn định.

Báo cáo của Bộ Lao động Mỹ cho thấy nền kinh tế lớn nhất thế giới đã tạo thêm 339.000 việc làm trong tháng 5. Theo Hãng tin AP, nhiều ngành từ xây dựng, nhà hàng đến chăm sóc sức khỏe vẫn đang bổ sung việc làm để đáp ứng nhu cầu thị trường và khôi phục lực lượng lao động của họ về mức trước dịch COVID-19.

Kinh tế Mỹ "chậm mà chắc"

Các số liệu cho thấy nền kinh tế Mỹ đang chịu nhiều áp lực từ hàng loạt đợt tăng lãi suất trước đây. Theo Bloomberg, trong khi mức tăng doanh số bán lẻ của Mỹ trong tháng 5-2023 (tăng 0,3% so với tháng 4-2023, lên 686 tỉ USD) vượt qua gần như mọi ước tính, thì nhu cầu của người dân đã giảm bớt so với năm ngoái, trong khi hoạt động sản xuất của nhà máy vẫn chậm chạp.

Tuy nhiên Bloomberg đánh giá kinh tế Mỹ đang tăng trưởng "chậm mà chắc". Nhà kinh tế trưởng Michael Gapen tại Ngân hàng Bank of America kỳ vọng GDP của Mỹ sẽ tăng 1,1% trong quý 4 năm nay, cao hơn so với mức dự đoán ông đưa ra hồi tháng 9 năm ngoái.

Trong khi đó các quan chức Fed gần đây đã điều chỉnh dự báo tăng trưởng kinh tế Mỹ năm 2023 sẽ ở mức 1%, cao hơn nhiều so với mức 0,4% dự báo hồi tháng 3-2023.

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Mỹ trong tháng 5 ghi nhận mức tăng 4% so với cùng kỳ năm ngoái, thấp hơn đáng kể so với mức 4,9% của tháng 4. Đây là tháng thứ 11 liên tiếp lạm phát ở Mỹ chậm lại và là "sự xoa dịu" tích cực sau khi lạm phát cao kéo dài trong hai năm qua. Vào thời điểm này năm ngoái, chỉ số CPI ở Mỹ là 8,6%, theo Đài CNN.

"Các số liệu nói lên khả năng phục hồi của kinh tế Mỹ. Mọi thứ đang diễn ra chậm nhưng không bị hãm lại" - bà Jennifer Lee, nhà kinh tế cao cấp tại Công ty dịch vụ tài chính BMO Capital Markets, nhận định.

Hiện chưa rõ Fed có thể đẩy nền kinh tế Mỹ đi bao xa mà không gây ra suy thoái. Giới chức Mỹ tin rằng họ cần kiểm soát kịp thời lạm phát nóng, ngay cả khi điều đó phải trả giá bằng thị trường lao động. Ông Powell nhấn mạnh nền kinh tế Mỹ nói chung chỉ ổn định nếu lạm phát giảm tiếp.

Nguồn: Bloomberg - Dữ liệu: BẢO ANH - Đồ họa: N.KH.

Nguồn: Bloomberg - Dữ liệu: BẢO ANH - Đồ họa: N.KH.

3 khu vực, 3 chính sách

Tuần này các ngân hàng trung ương tại ba trong số các khu vực kinh tế trọng điểm của thế giới đã công bố các chính sách tiền tệ khác nhau, khi mỗi bên đối mặt với những thách thức của mình.

Một ngày sau khi Fed tạm dừng tăng lãi suất, ngày 15-6 Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) tăng lãi suất thêm 0,25 điểm phần trăm để ứng phó lạm phát dai dẳng, nâng lãi suất cho vay cơ bản lên mức cao nhất trong 22 năm là 3,5%. Cùng ngày 15-6, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc cắt giảm lãi suất của các khoản vay chính sách trung hạn lần đầu tiên sau 10 tháng, từ 2,75% xuống 2,65%, để thúc đẩy phục hồi kinh tế.

Kinh tế Mỹ và bộ ba bất khảKinh tế Mỹ và bộ ba bất khả

TTCT - Fed (Cục Dự trữ liên bang Mỹ) đang đứng trước một tình thế đau đầu, khi các mục tiêu kinh tế vĩ mô của Mỹ xung đột nhau gay gắt.

Xem thêm: mth.83604303261603202-noh-gnas-iout-ad-ym-et-hnik/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Kinh tế Mỹ đã tươi sáng hơn?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools