Bên cạnh khởi công dự án vành đai 3 TP.HCM, hôm nay Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cũng chủ trì khởi công đồng loạt hai dự án là cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu và cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột ở đầu cầu TP.HCM.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì lễ khởi công vành đai 3 TP.HCM và 2 tuyến cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu và Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột. Ảnh: Nhật Diễm |
Hình ảnh phối cảnh dự án vành đai 3 TP.HCM. Ảnh: Ban Giao thông |
Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng lãnh đạo TP.HCM khảo sát hướng tuyến vành đai 3. Ảnh: Nhật Diễm |
Lãnh đạo TP.HCM tham dự gồm có Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi, Chủ tịch HĐND TP.HCM Nguyễn Thị Lệ, Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Hồ Hải, Phó Chủ tịch UBND TP Bùi Xuân Cường....
Lãnh đạo các địa phương có Chủ tịch tỉnh Đồng Nai Cao Tiến Dũng, Chủ tịch UBND tỉnh Long An Nguyễn Văn Út, Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh Nguyễn Thanh Ngọc, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương Võ Văn Minh.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính. Ảnh: Nhật Diễm |
Quang cảnh buổi lễ khởi công dự án. Ảnh: Nhật Diễm |
Quốc hội đã thông qua chủ trương đầu tư dự án vành đai 3 TP.HCM với nhiều cơ chế, chính sách đặc thù được áp dụng như: Cơ chế về nguồn vốn; thẩm quyền quyết định đầu tư; chỉ định thầu các gói thầu tư vấn, công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, di dời hạ tầng kỹ thuật; nguồn vật liệu cung cấp cho dự án…
Nguyên Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân có mặt tại buổi lễ khởi công vành đai 3 TP.HCM từ rất sớm. Ảnh: Nhật Diễm |
Với các cơ chế, chính sách đặc thù của dự án, Quốc hội, Chính phủ đặt ra yêu cầu cho các địa phương phải triển khai dự án trong thời gian ngắn nhất, đảm bảo chất lượng. Trong đó, chuẩn bị đầu tư, thực hiện dự án từ năm 2022, cơ bản hoàn thành năm 2025 và đưa vào sử dụng từ năm 2026.
Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Bùi Xuân Cường (bên phải) tham gia tại lễ khởi công vành đai 3 TP.HCM. Ảnh: Nhật Diễm |
Triển khai Nghị quyết của Quốc hội và Chính phủ, TP.HCM với vai trò là cơ quan đầu mối đã phối hợp chặt chẽ với các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Long An tập trung, khẩn trương tổ chức triển khai thực hiện các dự án thành phần.
Đại biểu tham dự lễ khởi công. Ảnh: Nhật Diễm |
Sau 1 năm tích cực triển khai công tác chuẩn bị đầu tư, lập thiết kế kỹ thuật và dự toán, lựa chọn nhà thầu, giải phóng mặt bằng, đến nay dự án đường vành đai 3 TP.HCM đã đủ điều kiện để khởi công.
Thành công trên phải kể đến một số kết quả nổi bật như công tác thẩm định, phê duyệt ranh giải phóng mặt bằng, phê duyệt dự án, thiết kế kỹ thuật được thực hiện... với nhiều cách làm mới, sáng tạo, đáp ứng yêu cầu tiến độ theo kế hoạch đề ra. Cách làm này đã rút ngắn khoảng 1 năm so với mức trung bình 2 năm so với cách triển khai thông thường.
Lễ khởi công được tổ chức tại đường 9A, phường Long Bình, TP Thủ Đức. Ảnh: ĐÀO TRANG |
Chủ đầu tư, nhà thầu, máy móc đã sẵn sàng cho việc khởi công dự án vành đai 3 TP.HCM. Ảnh: ĐÀO TRANG |
Công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư triển khai nhanh, hiệu quả trở thành dự án kiểu mẫu với quyết tâm, nỗ lực và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị. Đây là yếu tố then chốt giúp dự án có thể khởi công đúng như kỳ vọng.
Trong quá trình tổ chức thực hiện còn có sự phối hợp chặt chẽ, trách nhiệm và đoàn kết gắn bó của các địa phương từ lãnh đạo tỉnh/thành đến các sở, ngành chuyên môn.
Tháng 6-2022, dự án vành đai 3 TP.HCM được Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư.
Dự án có tổng chiều dài 76,3km đi qua 4 địa phương: TP.HCM (47,35km), Đồng Nai (11,26km), Bình Dương (10,76km), Long An (6,81km).
Dự án được phân chia làm 8 dự án thành phần, gồm: 4 dự án thành phần xây dựng, 4 dự án thành phần bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên địa bàn 4 tỉnh thành.
Dự án có quy mô giai đoạn hoàn chỉnh gồm 8 làn xe cao tốc, cấp đường ô tô cao tốc 100 km/h; đường song hành hai bên (đường đô thị 2 - 3 làn xe), cấp đường ô tô đô thị 60 km/h.
Tổng mức đầu tư là 75.378 tỉ đồng được đầu tư bằng Ngân sách Trung ương và Ngân sách các địa phương.
Dự án cơ bản hoàn thành năm 2025 và đưa vào khai thác từ năm 2026.