vĐồng tin tức tài chính 365

TP.HCM: 3 kịch bản ứng phó bệnh tay chân miệng

2023-06-20 08:42
Bác sĩ Dư Tuấn Quy đang khám cho trẻ mắc bệnh tay chân miệng - Ảnh: T.PHƯƠNG

Bác sĩ Dư Tuấn Quy đang khám cho trẻ mắc bệnh tay chân miệng - Ảnh: T.PHƯƠNG

Sở Y tế TP.HCM đã lập ba kịch bản ứng phó và gửi công văn đề nghị Cục Quản lý dược tìm thêm nhà cung ứng thuốc hỗ trợ điều trị bệnh tay chân miệng.

Trẻ mắc bệnh nặng, đưa đến viện trễ

Sáng 19-6, tại phòng cấp cứu 1 khoa nhiễm - thần kinh Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM) có 10 giường cấp cứu thì cả 10 giường đều là trẻ mắc bệnh tay chân miệng nặng nằm điều trị.

Chị Bùi Thị Hồng Thủy, 22 tuổi, ngụ ở An Giang, kể con gái chị 2 tuổi, mắc bệnh tay chân miệng nặng đang được điều trị trong phòng cấp cứu.

Trước đó bốn ngày, chị phát hiện cháu bị nổi đẹn trong miệng, chị có đưa đến một phòng khám gần nhà thì bác sĩ nói theo dõi bệnh tay chân miệng. Đến buổi tối ngày thứ ba, cháu ngủ nhưng hay giật mình. Lúc này gia đình mới lo sợ, đưa cháu lên Bệnh viện Nhi đồng 1.

Tại đây bác sĩ chẩn đoán cháu mắc bệnh tay chân miệng nặng, nhập phòng cấp cứu 1 của khoa nhiễm - thần kinh. Bác sĩ có nói thêm là gia đình đã đưa trẻ đi điều trị trễ.

Bác sĩ Dư Tuấn Quy, trưởng khoa nhiễm - thần kinh Bệnh viện Nhi đồng 1, cho biết trong ngày 19-6 khoa nhiễm - thần kinh có 48 ca tay chân miệng đang nằm điều trị, trong đó có 20 ca nặng. Trong 20 ca này có 9 ca độ 2b, 11 ca độ 3.

Trong số những ca nhập viện, có đến 70% số ca từ tỉnh chuyển lên, số ca nặng từ tỉnh chuyển lên cũng chiếm tới hơn 70%.

Những tỉnh có số ca nặng chuyển lên nhiều là An Giang, Tiền Giang, Kiên Giang, Hậu Giang, Cần Thơ, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu…

Theo bác sĩ Nguyễn Minh Tiến, phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng TP.HCM, những năm trước chỉ có khoảng 10 - 20% trẻ mắc bệnh tay chân miệng từ các tỉnh điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng TP, nhưng hiện số trẻ ở các tỉnh mắc bệnh tay chân miệng đang điều trị nội trú là 40 - 50% trẻ nhập viện.

Ngày 19-6, tại Bệnh viện Nhi đồng TP đang có 14 trẻ mắc bệnh tay chân miệng nặng nằm điều trị tại các khoa hồi sức, cấp cứu, nhiễm thì chỉ có 1 trẻ ở TP.HCM, còn lại đều ở các tỉnh chuyển lên.

Các tỉnh có nhiều ca bệnh tay chân miệng nặng chuyển lên Bệnh viện Nhi đồng TP là An Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp, Long An, Bà Rịa - Vũng Tàu…

Theo thông tin từ Viện Pasteur TP.HCM, tính đến hết tuần 23 vừa qua, toàn khu vực phía Nam ghi nhận 9.028 ca mắc tay chân miệng, trong đó đã có 4 ca tử vong với chẩn đoán tay chân miệng độ 4 và có xét nghiệm Enterovirus 71 (EV71) dương tính.

Tương tự, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM ghi nhận số ca mắc bệnh tay chân miệng tại TP bắt đầu tăng từ tuần thứ 19 và tăng nhanh từ tuần thứ 21 đến nay.

Còn theo Sở Y tế TP.HCM, tính từ đầu năm đến nay, TP có 936 ca tay chân miệng điều trị nội trú tại các bệnh viện của TP.HCM.

Nguy cơ thiếu thuốc hỗ trợ điều trị bệnh tay chân miệng

Trước diễn biến số ca mắc tăng nhanh cùng với sự xuất hiện trở lại của Enterovirus 71 genotype B5, các chuyên gia dự báo trong thời gian tới sẽ tiếp tục xuất hiện nhiều ca bệnh nặng và tử vong nếu không tích cực triển khai các giải pháp phòng chống dịch và điều trị hiệu quả.

Để chủ động nguồn lực, sẵn sàng cho hệ thống điều trị đáp ứng tình huống số ca mắc tăng cao, Sở Y tế đã xây dựng kế hoạch điều trị bệnh tay chân miệng theo ba kịch bản ứng phó với các trường hợp nặng (từ độ 2a trở lên), tùy thuộc vào tình hình có dưới 50 ca nhập viện mới/ngày, từ 50 - 100 ca và 100 - 200 ca, từ đó lên phương án về tổng số giường điều trị cần chuẩn bị phù hợp.

Mới đây, Sở Y tế cũng đã có công văn đề nghị Cục Quản lý dược hỗ trợ tìm thêm nhà cung ứng thuốc hỗ trợ điều trị bệnh tay chân miệng (Immunoglobulin, Phenobarbital). Sở nhận định tiến độ nhập khẩu thuốc của các đơn vị có thể không đáp ứng kịp thời với dự báo tình hình dịch bệnh.

Sở kiến nghị Viện Kiểm định quốc gia vắc xin và sinh phẩm y tế hỗ trợ đẩy nhanh tiến độ kiểm nghiệm sinh phẩm y tế liên quan cần thiết cho điều trị tay chân miệng để kịp thời cho lưu hành thuốc nhập, phục vụ cho công tác khám chữa bệnh trong tình hình dịch bệnh diễn tiến nhanh hiện nay.

Đồ họa: T.ĐẠT

Đồ họa: T.ĐẠT

Đừng ngại đưa trẻ đến bệnh viện vào ban đêm

Trước số trẻ mắc bệnh tay chân miệng nặng nhập viện gia tăng, trong đó đã có ca tử vong, bác sĩ Dư Tuấn Quy khuyến cáo các bậc cha mẹ cần nhận biết sớm những dấu hiệu của bệnh tay chân miệng như sốt, nổi ban ở lòng bàn tay, bàn chân, ở mông, gối hoặc chỉ bị sốt, chảy dãi, chảy nước miếng…

Khi thấy trẻ có những triệu chứng này, các bậc cha mẹ cần đưa trẻ đi khám sớm để xem trẻ có bị tay chân miệng không.

Với những trẻ được điều trị tại nhà, cần phải tuân thủ lịch tái khám. Khi phát hiện trẻ có những dấu hiệu nặng như sốt cao không hạ, giật mình chới với, đi đứng loạng choạng, run tay, run chân, nôn ói nhiều, thở nhanh, li bì… cần đưa trẻ đi đến bệnh viện ngay dù trong đêm vì nếu chờ đến ban ngày thì sẽ mất đi thời gian vàng để điều trị bệnh.

Bác sĩ Quy khuyên nên đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.

Miền Tây Nam Bộ nguy cơ thiếu thuốc điều trị bệnh tay chân miệngMiền Tây Nam Bộ nguy cơ thiếu thuốc điều trị bệnh tay chân miệng

Thống kê tại Bệnh viện Nhi đồng TP Cần Thơ cho thấy số mắc bệnh tay chân miệng ở trẻ em bắt đầu tăng cao điểm từ tháng 5 đến nay. Từ đầu năm đến nay ghi nhận gần 3.000 ca mắc tay chân miệng đến khám và điều trị.

Xem thêm: mth.83365430002603202-gneim-nahc-yat-hneb-ohp-gnu-nab-hcik-3-mch-pt/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“TP.HCM: 3 kịch bản ứng phó bệnh tay chân miệng”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools