Giữa tháng 5-2023, Công ty CP Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (mã chứng khoán: HBC) ban hành một loạt nghị quyết HĐQT, trong đó có nghị quyết bổ nhiệm ông Lê Văn Nam giữ chức vụ Tổng Giám đốc sau thời gian vị trí này bị bỏ trống.
Vài tuần sau đó, ông Nam thông báo đã đăng ký mua 2 triệu cổ phiếu HBC từ ngày 20-6 đến ngày 19-7 với mục đích đầu tư dài hạn nhằm bày tỏ sự gắn bó lâu dài với tập đoàn.
Ngày 19-6, ông Lê Văn Nam công bố thông tin cho biết sẽ đem luồng sinh khí mới cho tập đoàn này bằng kế hoạch tái cấu trúc toàn diện. Ông Nam cho rằng tái cấu trúc toàn diện Hòa Bình lúc này là là một việc hết sức cấp bách và cần thiết. Trong đó, cấu trúc tài chính là ưu tiên hàng đầu. Đó là việc phát hành cổ phiếu riêng lẻ cho các nhà cung cấp, nhà thầu phụ để tăng vốn điều lệ cũng như giảm áp lực trả nợ.
Theo đó, từ khi ông Nam nhận chức Tổng giám đốc, Tập đoàn này đã quyết định công ty TNHH Máy Xây dựng Matec, chuyên quản lý khai thác toàn bộ số thiết bị máy móc của tập đoàn cho nhà đầu tư Ashita Group mua lại một phần số máy móc thiết bị trên với giá 1.100 tỉ đồng. Đồng thời, nhiều bất động sản tập đoàn bao gồm nhà xưởng, văn phòng tại TP HCM mua từ nhiều năm trước cũng sẽ được định giá lại theo chuẩn mực kế toán quốc tế nhằm làm tăng thêm vốn chủ sở hữu cho Hòa Bình.
Một dự án do Hòa Bình xây dựng tại TP HCM
Mặt khác, ông Nam đưa các nhà thầu phụ, nhà cung cấp trở thành cổ đông chiến lược của Hòa Bình. Đồng thời công tác tập trung thu hồi công nợ; tái cấu trúc các khoản vay với ngân hàng để giãn nợ và tái cấp các gói tín dụng mới và định giá lại tài sản của công ty.
Theo báo cáo tài chính ngày 31-3, tổng đầu tư máy móc thiết bị của Hòa Bình là 2.189 tỉ đồng, trên sổ sách đã khấu hao 1.344 tỉ đồng. Giá trị còn lại là 845 tỉ đồng. Hiện giá trị đã khấu hao 1.344 tỉ đồng bao gồm rất nhiều máy móc thiết bị vẫn còn giá trị sử dụng cao nhưng trong sổ sách ghi nhận giá trị bằng 0 do đã quá 8 năm sử dụng. Trong khi đó so với thời giá nếu mua mới những thiết bị đó, do trượt giá sẽ cao hơn từ 30 – 60%.
Ông Nam còn cho biết Hòa Bình chỉ giữ lại các công ty có hoạt động kinh doanh hiệu quả, tiếp tục đầu tư phát triển tiến đến mục tiêu IPO để mời gọi nhiều nhà đầu tư cùng tham gia sở hữu cổ phần, tăng tài sản. Công ty nào hoạt động không hiệu quả và không còn phù hợp với định hướng phát triển trong tương lai thì sẽ thoái vốn và có thể giải thể.
Với chiến lược này, không chỉ quản trị tốt dòng tiền của tập đoàn mà còn là chất xúc tác để các công ty thành viên phải chủ động trong quản lý tài chính, đảm bảo tính minh bạch, chuyên nghiệp và uy tín.
Song song với tái cấu trúc tài chính và hệ thống quản lý, Hòa Bình còn quyết liệt thực hiện tái cấu trúc sản phẩm và thị trường với tiêu chí là nâng cao chất lượng doanh thu dựa trên đánh giá năng lực tài chính của các chủ đầu tư và tính khả thi dự án cũng như phát triển thị trường nước ngoài, một thị trường chiến lược giúp cho Hòa Bình vừa tăng chất lượng doanh thu vừa tăng tỷ lệ lợi nhuận.
Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình cũng công bố dự thảo tờ trình ĐHCĐ thường niên 2023 dự kiến tổ chức ngày 27-6.
Theo đó, HĐQT Hòa Bình đề xuất không chia cổ tức năm 2022, không thi hành chính sách thưởng khích lệ cho HĐQT, Ban điều hành và cán bộ trọng yếu với cùng lý do "năm 2022 không có lợi nhuận".
Báo cáo tài chính kiểm toán năm 2022 của Hòa Bình ghi nhận 14.149 tỉ đồng doanh thu (không hoàn thành kế hoạch 17.500 tỉ); lỗ sau thuế kiểm toán công ty mẹ gần 2.600 tỉ đồng - tăng gấp 2,3 lần so với ghi nhận tại báo cáo tự lập. Tổng tài sản đến ngày 31/12/2022 giảm 6,1% còn 15.574 tỉ đồng; vốn chủ sở hữu giảm gần 71% còn 1.196 tỉ đồng.
Xem thêm: mth.39182340102603202-gnod-it-nagn-gnah-ol-taoht-ed-ig-mal-hnib-aoh-gnud-yax/et-hnik/nv.moc.dln