vĐồng tin tức tài chính 365

Những rủi ro nếu cho chồng mượn CCCD đi vay tín chấp khi sắp ly hôn

2023-06-21 08:20

Theo thắc mắc chị Thanh Huyền gửi về VnExpress, bên tư vấn ngân hàng cũng nói việc này không ảnh hưởng gì đến chị sau ly hôn, do đây là khoản vay riêng, chị Huyền không cần cùng trả. Song chị Huyền không an tâm. "Nếu tôi cho chồng mượn, sau này tôi có nghĩa vụ với khoản vay này không?", chị mong được lời khuyên.

Trong hơn 1.500 độc giả tham gia khảo sát việc của chị Huyền trên VnExpress, 79% cho rằng nếu cho mượn thẻ căn cước để tham chiếu làm thủ tục vay tín chấp, khi ly hôn chị Huyền vẫn phải liên đới trả cùng. Do đó, phần lớn đều khuyên không nên cho mượn.

"Tư duy đơn giản thế này. Nếu bạn không liên quan thì hà cớ gì anh chồng kia phải mượn thẻ căn cước của bạn đi vay tín chấp?", bình luận của độc giả bg98twfajk được hơn 240 lượt thích.

Những rủi ro nếu cho chồng mượn CCCD đi vay tín chấp khi sắp ly hôn

Giải đáp thắc mắc của chị Huyền, luật sư Vũ Tiến Vinh cho hay, Điều 27 Luật Hôn nhân và gia đình nêu, vợ, chồng chịu trách nhiệm liên đới đối với giao dịch do một bên thực hiện quy định tại khoản 1 Điều 30. Tức là vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ thực hiện giao dịch nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình; hoặc giao dịch khác phù hợp với quy định về đại diện tại các điều 24, 25 và 26 của Luật này.

Điều 37 quy định vợ chồng có các nghĩa vụ chung về tài sản sau:

1. Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do vợ chồng cùng thỏa thuận xác lập, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại mà theo quy định của pháp luật vợ chồng cùng phải chịu trách nhiệm;

2. Nghĩa vụ do vợ hoặc chồng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình;

3. Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung;

4. Nghĩa vụ phát sinh từ việc sử dụng tài sản riêng để duy trì, phát triển khối tài sản chung hoặc để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình;

5. Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do con gây ra mà theo quy định của Bộ luật dân sự thì cha mẹ phải bồi thường;

6. Nghĩa vụ khác theo quy định của các luật có liên quan.

Luật sư Vinh cho hay, như vậy, với quy định nói trên, trường hợp chồng Huyền vay tín chấp và sử dụng số tiền đó vào mục đích đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình (mua sắm tài sản cho gia đình, sinh hoạt phí, đóng tiền học, chữa bệnh...) thì khoản vay này là nghĩa vụ chung của vợ chồng.

Vợ chồng có nghĩa vụ ngang nhau trong việc trả nợ. Trường hợp ly hôn, vợ chồng liên đới chịu trách nhiệm trả cho bên cho vay, trừ trường hợp có thỏa thuận khác và phải được sự chấp thuận của bên cho vay.

Trường hợp chồng Huyền sử dụng số tiền vay tín chấp không vì đáp ứng nhu cầu thiết yếu thì được xác định là khoản vay riêng, chỉ chồng bạn có nghĩa vụ trả khoản nợ này.

"Tuy nhiên, trên thực tế rất khó xác định tiền vay được sử dụng vào những mục đích gì, sử dụng một phần hay toàn bộ cho nhu cầu thiết yếu. Do vậy, để chứng minh chồng bạn sử dụng toàn bộ tiền vay cho mục đích riêng (đầu tư, kinh doanh...) cũng không đơn giản", luật sư nhận định.

Luật sư khuyên, nếu vợ chồng bạn không còn tình cảm thì có thể giải quyết việc ly hôn (thuận tình hoặc đơn phương). Sau khi đã có quyết định, bản án có hiệu lực pháp luật về việc ly hôn thì chồng bạn tiến hành vay tín chấp sẽ không ảnh hưởng gì đến bạn.

"Việc bạn cho chồng mượn CCCD dù chỉ để ngân hàng tham chiếu cũng không có gì đảm bảo rằng bạn sẽ không bị phiền toái từ giao dịch này", luật sư Vinh nêu quan điểm.

Luật sư Vũ Tiến Vinh
Công ty luật Bảo An, Hà Nội

Xem thêm: lmth.4309164-noh-yl-pas-ihk-pahc-nit-yav-id-dccc-noum-gnohc-ohc-uen-or-iur-gnuhn/ten.sserpxenv

Comments:0 | Tags: vay

“Những rủi ro nếu cho chồng mượn CCCD đi vay tín chấp khi sắp ly hôn”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools