Điểm đến của 95% sầu riêng Việt Nam là Trung Quốc. Nước này không chỉ là thị trường tiêu thụ sầu riêng lớn nhất của Việt Nam, mà còn là nơi tiêu thụ sầu riêng lớn nhất của thế giới. Thống kê từ sàn thương mại điện tử Meituan của nước này cho thấy, nếu so với nhu cầu của năm 2022, năm nay lượng tiêu thụ sầu riêng đã tăng 700%.
Chỉ trong tháng 5, xuất khẩu sầu riêng của Việt Nam đã thu về 332 triệu USD, gấp 10 lần so với tháng 4 và gấp nhiều lần những tháng trước đó.
Trong tháng 4, tháng cao điểm của Trung Quốc trong tiêu thụ loại trái cây này, sầu riêng Việt Nam nhập khẩu chỉ sau Thái Lan về lượng. Thái Lan cung cấp khoảng 206.000 tấn, Việt Nam là 14.000 tấn và thị trường Trung Quốc cung cấp một lượng nhỏ khoảng hơn 250 tấn. Sầu riêng tiêu thụ mạnh giúp kim ngạch xuất khẩu rau quả khởi sắc.
"Trong quý II, nếu tình hình xuất khẩu biên giới thuận lợi, kim ngạch cả năm có thể tăng khoảng 20% so với năm 2022, đạt khoảng 4 tỷ USD, nhờ kim ngạch của mặt hàng sầu riêng, chuối vài mít", ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam, cho biết.
Nông dân Đồng Nai phấn khởi thu hoạch sầu riêng. (Ảnh: TTXVN)
Lợi thế của sầu riêng Việt Nam là có thể xuất khẩu rải vụ. Hiện nay, mùa sầu riêng ở Đồng bằng sông Cửu Long kết thúc, Việt Nam vẫn có thể cung cấp sầu riêng tại miền Đông Nam Bộ và khu vực Tây Nguyên.
Tuy không áp đảo về số lượng, nhưng sầu riêng Việt Nam lại có giá bán rất tốt khi cạnh tranh với các quốc gia khác từ Đông Nam Á (sầu riêng Philippines 27,6 NDT/kg, sầu riêng Thái Lan và sầu riêng Việt Nam lần lượt là 34,1 NDT/kg và 33,5 NDT/kg). Nếu giữ được chất lượng, sản lượng sầu riêng Việt Nam có khả năng chiếm được 15% thị phần tại Trung Quốc.
"Kết nối với doanh nghiệp để tiêu thụ. Ngành nông nghiệp và nông dân chủ yếu tập trung sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP hoặc GlobalGAP thì mới được thị trường chấp nhận", ông Dương Ái Đạo, Phó trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Vũng Liêm, Vĩnh Long, thông tin.
"Nếu chúng ta vẫn đảm bảo thương hiêu, các yêu cầu kỹ thuật của Trung Quốc thì Trung Quốc sẽ tiếp tục cấp thêm những mã số vùng trồng và nhà máy đóng gói bởi nhu cầu từ thị trường Trung Quốc rất cao", ông Nguyễn Đình Tùng, Tổng Giám đốc Công ty Vina T&T, nhận định.
Theo dự báo, với nhu cầu tiêu dùng hiện nay, ước tính lượng sầu riêng nhập khẩu của Trung Quốc năm nay có thể vượt 1 triệu tấn. Sự bùng nổ nhu cầu của thị trường tỷ dân đang tạo ra cuộc cạnh tranh tại các quốc gia Đông Nam Á. Thái Lan đã tăng số lượng nhà máy đóng gói và phân loại sầu riêng so với năm ngoái lên con số hơn 500 cơ sở. Trong khi đó, diện tích vùng trồng sầu riêng tại nước ta được xuất khẩu sang Trung Quốc cũng tăng lên hơn 12.000 ha.
VTV.vn - Tính chung trong 5 tháng, kim ngạch xuất khẩu tới trên 503 triệu USD, tăng gấp hơn 18 lần so với cùng kỳ năm ngoái.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
Xem thêm: mth.29551631112603202-yac-iart-auv-hnaht-gneir-uas-couq-gnurt-ut-uac-uhn-on-gnub/et-hnik/nv.vtv