vĐồng tin tức tài chính 365

Gỡ vướng, nhưng đấu thầu thuốc và vật tư y tế cho bệnh viện vẫn chậm

2023-06-23 08:42
Khu khám bệnh, chụp chiếu tại Bệnh viện Bạch Mai - Ảnh: NAM TRẦN

Khu khám bệnh, chụp chiếu tại Bệnh viện Bạch Mai - Ảnh: NAM TRẦN

Theo vị này, nguyên nhân dẫn tới việc chậm trễ chủ yếu do khách quan. "Nhiều thiết bị y tế, thuốc nhập khẩu từ nước ngoài. Do nguồn cung từ các nước hạn chế nên các doanh nghiệp cũng khó đưa hàng về. Nhiều hạng mục mời thầu liên tục, nhiều lần mới có nhà thầu tham gia. Tuy nhiên, hiện chỉ chậm chứ chưa thiếu", lãnh đạo bệnh viện cho hay.

Vừa làm vừa... chờ

Bên cạnh việc thực hiện mua sắm thuốc, vật tư theo nghị quyết 30 của Chính phủ, một số bệnh viện vẫn trong tâm thế "vừa làm vừa chờ" thông tư hướng dẫn.

Tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh, trang web bệnh viện liên tục cập nhật văn bản mời báo giá hàng hóa cấp bách phục vụ công tác khám, chữa bệnh. Chỉ tính riêng ngày 21-6, bệnh viện đăng tải năm thư mời báo giá các sinh phẩm, trang thiết bị y tế, với thời gian báo giá đến ngày 23-6.

Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Nguyễn Bá Việt, giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh, cho hay việc đấu thầu hiện nay dù đã được gỡ vướng nhưng còn khó khăn.

"Chúng tôi vẫn đang vừa thực hiện mời thầu, vừa đợi thông tư hướng dẫn của nghị quyết 30. Hiện chưa xảy ra tình trạng thiếu thuốc, vật tư nhưng nếu chậm thầu kéo dài sẽ có thể dẫn đến gián đoạn", ông Việt thông tin.

Không chỉ các bệnh viện lớn gặp khó khăn, bệnh viện nhỏ cũng đang bị vướng. Tại Trung tâm Y tế huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn, ông Bế Văn Khánh - giám đốc trung tâm - cho hay hiện nay các gói thầu dưới 200 triệu do trung tâm tự đấu thầu, không đấu thầu tập trung như trước.

Cụ thể, bắt đầu từ năm 2023, trung tâm được giao đấu thầu sinh phẩm, hóa chất, kit xét nghiệm... với giá trị gói thầu dưới 200 triệu.

"Hiện trung tâm cũng đang gặp khó chưa đấu thầu được các hóa chất, sinh phẩm do giá doanh nghiệp dự thầu cao hơn so với giá tham khảo của Bộ Y tế. Nhiều gói thầu phải mời thầu nhiều lần. Trong khi đó, do giá trị gói thầu thấp nên các doanh nghiệp cũng không mấy mặn mà. Hiện hóa chất sinh phẩm vẫn đáp ứng nhu cầu sử dụng, tuy nhiên nếu chậm thầu kéo dài sẽ gây ảnh hưởng đến công tác khám, chữa bệnh cho bà con", ông Khánh cho hay.

Bệnh viện TP.HCM "cố gắng" đảm bảo đủ

Vừa qua có nhiều ngân hàng máu trong cả nước bị vướng thiếu túi lấy máu, không tiếp nhận được máu hiến trong khi nhiều người bệnh cần máu.

Nhưng tại TP.HCM, ngân hàng máu tiếp nhận máu hiến tặng khá ổn định. Bên cạnh đảm bảo máu cho cấp cứu, điều trị cho người dân thành phố, đơn vị này còn phải hỗ trợ cho một số bệnh viện ở Cần Thơ nói riêng và miền Tây nói chung từ tháng 3 đến nay. Dự kiến, các đơn vị vẫn tiếp tục hỗ trợ các tỉnh miền Tây cho đến tháng 8.

"Chúng tôi cố gắng mua sắm đấu thầu đúng quy định và đảm bảo đủ hóa chất, vật tư, tiêu hao", một bác sĩ tại bệnh viện ở TP.HCM chia sẻ.

Bệnh viện Chợ Rẫy cũng có đủ máu phục vụ cấp cứu, điều trị cho người bệnh đến bệnh viện. Trong tháng 4 và 5 vừa qua, Trung tâm truyền máu Bệnh viện Chợ Rẫy đã hỗ trợ cho Cần Thơ 4.000 đơn vị máu thành phẩm. Số lượng máu này được trung tâm trích từ 2% số lượng máu dự trữ để ứng phó thiên tai, thảm họa.

Dựa theo yêu cầu cung cấp của Cần Thơ, dự kiến trong tháng 7 và 8 sắp tới, trung tâm sẽ tiếp tục cung ứng 1.000 đơn vị máu mỗi tháng.

Đại diện Trung tâm truyền máu Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết thêm, thông thường mỗi năm, trung tâm đều có sự chuẩn bị về hóa chất - vật tư, nguồn nhân lực đủ để phục vụ cho Bệnh viện Chợ Rẫy và khu vực miền Đông Nam Bộ. Mỗi tháng, Bệnh viện Chợ Rẫy tiếp nhận được khoảng 13.000 - 15.000 đơn vị máu.

Tuy nhiên trong giai đoạn hè, vì các yếu tố khách quan, lượng máu tiếp nhận chỉ được khoảng 80%. Số lượng này đủ để cung cấp cho miền Đông Nam Bộ, ngoài ra còn phải đảm bảo trong kho có 2% chế phẩm máu dự phòng để xử lý trong trường hợp xảy ra thiên tai, thảm họa.

Do đó, trong tình huống khẩn cấp của Cần Thơ, Trung tâm truyền máu Bệnh viện Chợ Rẫy đang trích phần dự trữ này để hỗ trợ.

Ông Trần Trường Sơn - chủ tịch Hội Chữ thập đỏ TP.HCM - chia sẻ thành phố đang tăng cường số lượng người hiến tặng máu, mong nhận được khoảng 20.000 túi máu trong chương trình "Hành trình đỏ" vào ngày 24-6 để chi viện cho các tỉnh miền Tây.

"Ngân hàng máu đã có sự chuẩn bị khá tốt, vật tư, túi máu... có đầy đủ, cơ bản ổn, không gặp khó khăn", ông Sơn nói và cho rằng đây là kết quả thành công trong quá trình thực hiện chuyển đổi số nâng cao năng lực quản lý hiến máu tình nguyện và đảm bảo an toàn truyền máu cho TP.HCM.

Bộ Y tế đang hoàn thiện thông tư hướng dẫn

Trao đổi với Tuổi Trẻ, lãnh đạo Bộ Y tế cho hay nghị quyết 30 của Chính phủ giao Bộ Y tế có trách nhiệm xây dựng, ban hành hướng dẫn về xây dựng giá gói thầu trang thiết bị y tế hoàn thành trong quý 2-2023.

Bên cạnh đó, Chính phủ cũng giao Bộ Y tế có trách nhiệm sửa đổi, bổ sung danh mục thuốc đấu thầu tập trung cấp quốc gia, cấp địa phương bảo đảm phù hợp với năng lực tổ chức đấu thầu của từng cấp; xây dựng cơ chế bảo đảm thuốc hiếm, thuốc hạn chế nguồn cung và ban hành hướng dẫn mẫu hồ sơ đối với gói thầu dược liệu, vị thuốc cổ truyền để đấu thầu qua mạng hoàn thành trong quý 3-2023.

Hiện Bộ Y tế đang hoàn thiện thông tư hướng dẫn về xây dựng giá gói thầu trang thiết bị y tế để các bệnh viện thực hiện theo quy định.

Đã có nhiều văn bản "gỡ", nhưng đấu thầu thuốc, vật tư y tế vẫn rất chậmĐã có nhiều văn bản 'gỡ', nhưng đấu thầu thuốc, vật tư y tế vẫn rất chậm

'Hiện nay việc đấu thầu thuốc, vật tư y tế có thể thực hiện nhưng rất chậm. Nhiều hạng mục mời thầu nhiều lần mới có nhà thầu tham gia'.

Xem thêm: mth.42064618032603202-mahc-nav-neiv-hneb-ohc-et-y-ut-tav-av-couht-uaht-uad-gnuhn-gnouv-og/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Gỡ vướng, nhưng đấu thầu thuốc và vật tư y tế cho bệnh viện vẫn chậm”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools