vĐồng tin tức tài chính 365

Người trẻ chuộng đồ cũ

2023-06-23 11:08
Với nhiều bạn trẻ, việc dùng lại hoặc mua đồ cũ với giá phải chăng cũng có cái ích và thú vị riêng - Ảnh: C.TRIỆU

Với nhiều bạn trẻ, việc dùng lại hoặc mua đồ cũ với giá phải chăng cũng có cái ích và thú vị riêng - Ảnh: C.TRIỆU

Đúng phương châm "có gì bán nấy", các khu chợ này có thể trao đổi bất kỳ món gì, từ quần áo, đồ gia dụng đến thiết bị di động... miễn vẫn còn sử dụng được.

Cả những cộng đồng "săn" đồ cũ, đồ giảm giá khắp trên mạng cũng tấp nập người mua bán.

Chợ phiên giữa phố

Các phiên chợ TheBox (Nhà văn hóa Thanh niên TP.HCM), Hello Weekend Market (sân vận động Hoa Lư, quận 1), TheBox Market (quận 3)... chỉ mở vào hai ngày cuối tuần. Sức hút của các khu chợ này chính là những chương trình "sale sập sàn" đến 50%, thậm chí 80%.

Có đủ loại mặt hàng ở đây, từ váy vóc, mỹ phẩm, giày dép cho tới vòng tay, nhẫn, túi xách có giá dao động dễ sợ, từ 5.000 đồng tới vài trăm nghìn đồng. Chưa kể các phiên chợ này luôn kết hợp với khu ăn uống khá đa dạng món, luôn tỏa hương ngào ngạt.

Thế là chỉ cần lòng vòng xem hàng, mua sắm cách vài bước chân là có chỗ nghỉ ngơi ăn uống, cũng là lý do khiến những phiên chợ này hút khách.

Làm chủ một cửa hàng thời trang ở quận Tân Bình, anh Vũ luôn giữ một sạp nhỏ ở TheBox. Ngoài sản phẩm mới, TheBox là kênh giúp anh giải quyết hàng tồn kho khá ổn.

Biết được nhu cầu của nhiều bạn trẻ thích đồ cũ, anh còn tìm thêm mối nhập hàng để bán ở các phiên chợ này.

Mỗi phiên họp chợ, quầy của anh bán ra chừng 1.000 món đồ. "Mua bán những cái này chủ yếu lấy số lượng bù chất lượng. Vui cái là mình giải quyết được hàng tồn, đam mê bán hàng, mọi người cũng thỏa thích mua sắm với giá cả phải chăng", anh Vũ cười.

Là công nhân da giày ở quận Bình Tân, Quỳnh Trang (31 tuổi, quê Bình Thuận) cho hay không nhiều dịp qua các quận trung tâm TP vui chơi. Nhưng có dịp đi, các phiên chợ cuối tuần luôn là địa điểm ưu tiên số 1 của cô.

Nhiều lý do được đưa ra như phù hợp túi tiền, hàng hóa khá đa dạng, dễ mua bán hơn khi vào các cửa hàng bởi "không mua lại rất khó coi vì nhân viên cứ đi sau lưng tư vấn".

Đồ cũ bỏ thì thương, vương chật nhà, thôi tặng

Nhiều lao động trẻ, nhất là các bạn xa quê đến TP.HCM làm việc, kể khá đau đầu vì phòng trọ thì hẹp nhưng lại có quá nhiều món đồ đủ chủng loại cần thanh lý.

Dù họ ít hay không mấy khi dùng đến, nhưng vứt bỏ lại không cam tâm vì vẫn còn dùng được. Vậy là tràn ngập các khu chợ thanh lý, cho tặng đồ xuất hiện khắp cõi mạng.

Một số "khu chợ" nổi tiếng có thể kể tên như Sài Gòn Chợ Lạc Xoong (87.000 thành viên), Thanh lý đồ gia dụng TP.HCM (gần 150.000 thành viên), nhóm Thanh lý đồ decor trang trí nội thất (gần 700.000 thành viên)...

Hầu hết các thành viên tham gia các "chợ" này đều có chung nhu cầu thanh lý, giải quyết hết các món đồ không dùng nữa.

Chị Thanh Tâm (quận Phú Nhuận) kể không biết vì sao đặt tới ba chiếc ốp điện thoại chẳng liên quan gì cho mình. Mãi đến khi nhận hàng mới tá hỏa vì đặt nhầm.

"Bỏ thì thương, vương lại chật nhà nên thôi mình tặng lại cả ba chiếc ốp này cho ai cần, ai thấy hợp thì nhắn mình gửi địa chỉ, tặng không lấy tiền nha", chị Tâm đăng tin lên nhóm Sài Gòn Chợ Lạc Xoong.

Như trường hợp anh Tuấn vừa dọn lại văn phòng làm việc, thừa ra chiếc bàn họp cồng kềnh còn dùng được. Diện tích văn phòng có hạn, để lại cũng không làm gì, vứt thì phí.

Khi biết thông tin về hội, nhóm chia sẻ thông tin có thể giải quyết được vấn đề trên, anh Tuấn mừng như trúng số.

"Như trúng số thật chứ chả chơi. Tôi đăng lên nhóm cho ai cần thì lấy nhưng gặp ngay bạn cần mà ở xa, chi phí chở cao quá. Vậy là tôi hỗ trợ bạn ấy thêm 300.000 đồng tiền xe, cả hai cùng vui", anh Tuấn kể.

Đâu chỉ mua và bán

Để các cộng đồng mua bán, thanh lý hàng hóa một cách văn minh, lành mạnh, tránh chuyện lừa lọc, quản trị viên các hội, nhóm này cũng khá đau đầu khi đưa ra các quy định.

Chẳng hạn như khi đăng tin mua bán phải là tài khoản chính danh, nếu tích cực tham gia các chương trình xã hội của cộng đồng càng được ưu tiên duyệt bài, không lừa đảo theo kiểu đặt cọc rồi lừa lấy cọc...

Không dừng lại ở mua và bán, cộng đồng Sài Gòn Chợ Lạc Xoong còn thường xuyên tổ chức hoạt động từ thiện, hỗ trợ người dân khắp nơi. Ban quản lý cộng đồng này từng kết hợp cùng Ủy ban MTTQ Việt Nam và các đoàn thể phường 4, quận Gò Vấp (TP.HCM) cùng một vài đơn vị khác tổ chức nhiều buổi cắt tóc miễn phí, lại còn tặng quà cho người dân, lao động nghèo mà Tuổi Trẻ từng thông tin trước đây.

Mới đây, anh Bùi Vĩnh Thế (đồng sáng lập cộng đồng Sài Gòn Chợ Lạc Xoong) thông tin các bạn đã phối hợp cùng UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Ô Lâm, huyện Tri Tôn (An Giang) trao tận tay hơn 300 phần quà là nhu yếu phẩm dùng trong sinh hoạt hằng ngày cho các gia đình khó khăn và một căn nhà tình thương cho hộ gia đình người đồng bào Kh'mer nơi đây.

Nhóm cũng dành tặng các suất học bổng đồng hành cùng học sinh vượt khó. Mà toàn bộ kinh phí thực hiện các chương trình kể trên đều được ban quản lý cộng đồng, các tiểu thương trích ra từ lợi nhuận bán hàng và các thành viên cùng chia sẻ, đóng góp.

Thể hiện tinh thần "tiêu dùng xanh" tại phiên chợ đồ cũ, đồ tái chế Hành động xanhThể hiện tinh thần 'tiêu dùng xanh' tại phiên chợ đồ cũ, đồ tái chế Hành động xanh

Phiên chợ đồ cũ Hành động xanh được tổ chức nhằm lan tỏa tinh thần tiêu dùng xanh, sống xanh, 3T (tái sử dụng, tiết giảm, tái chế), góp phần bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu.

Xem thêm: mth.44952210132603202-uc-od-gnouhc-ert-iougn/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Người trẻ chuộng đồ cũ”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools