Sáng 23-6, Trường Cao đẳng Hàng hải II tổ chức tọa đàm và hướng nghiệp việc làm nhân ngày Thuyền viên thế giới (ngày 25-6).
Trường Cao đẳng Hàng hải II tổ chức Tọa đàm và hướng nghiệp việc làm nhân ngày thuyền viên thế giới. Ảnh: ĐÀO TRANG |
Ông Nguyễn Sơn Lâm, Công ty CP Thương mại Dịch vụ Hàng hải Hưng Phát, chia sẻ rằng ông từng là một thuyền viên, đi tàu được 8 năm, có nhiều năm gắn bó với nghề thuyền viên.
"Nếu được chọn lại nghề, tôi vẫn chọn lại nghề đi biển, nghề đã mang lại những trải nghiệm mới và nguồn thu nhập cao"- ông Lâm cho biết.
Vì vậy, điều chúng ta cần làm là làm chủ về kỹ thuật và kiến thức. Trường Cao đẳng Hàng hải II đã và sẽ là nơi trang bị kỹ năng, kiến thức cho các sinh viên, đưa các sinh viên từng bước trở thành thủy thủ, những thuyền viên có năng lực.
Chia sẻ về mức lương, một trong những thủy thủ đã từng tốt nghiệp ở Trường Cao đẳng Hàng hải II cho biết: Một kỹ sư bình thường, học Đại học sẽ có lương trung bình từ 10-15 triệu, song đối với ngành hàng hải sẽ có mức lương khởi điểm từ 15-18 triệu đồng. Sau đó có thể đạt mức lương lên đến 150 triệu đồng/tháng - nếu làm thuyền trưởng. Đây có thể gọi là nghề chống đói, chống nghèo và có cơ hội có thu nhập cao.
Sinh viên Trường Cao đẳng Hàng hải II tìm hiểu về cơ hội việc làm, thu nhập của thuyền viên. Ảnh: ĐÀO TRANG |
Tại buổi Tọa đàm, nhiều sinh viên cũng đặt câu hỏi tới các đại biểu liên quan đến năng lực, ngoại ngữ khi tham gia đội tàu?
Ông Lê Văn Hưng, Trưởng phòng thuyền viên, Công ty CP Thương mại Dịch vụ Trung Á cho biết hiện nay, công ty đang cung ứng khoảng 400 thuyền viên cho nhiều đội tàu trong nước và thế giới. Công ty sẵn sàng tiếp nhận, đào tạo để có thể đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của nhiều đơn vị, đội tàu trên thế giới.
Là một trong những nhà tuyển dụng, ông Hưng cho tiếng Anh là vô cùng quan trọng đối với nghề thuyền viên, đặc biệt trong quá trình làm việc, tiếp xúc với các đơn vị nước ngoài. Đồng thời, ngoại ngữ cũng là cơ sở để "đề xuất" mức lương cao trong quá trình làm việc.
Tương tự, một đơn vị tuyển dụng khác cũng cho rằng sinh viên ngành hàng hải cần phải học tiếng Anh ngay từ bây giờ, đặc biệt khi chúng ta còn thời gian trên ghế nhà trường. Bởi lẽ, sắp tới đây khi lên thuyền chúng ta sẽ tiếp cận với máy móc bằng tiếng anh, tiếp xúc với đồng nghiệp cũng bằng tiếng Anh. Vì vậy, khi hội nhập, chúng ta hãy mang đến nguồn nhân lực thật chất lượng.
Nói về điểm yếu của thuyền viên Việt Nam, vị đại diện này cũng nhận định đội ngũ thuyền viên Việt Nam yếu hơn về thể chất, ngoại ngữ và cả tính chuyên nghiệp. Chúng ta cần nhìn nhận thẳng để từng bước cải thiện, đưa hình ảnh thuyền viên chuyên nghiệp trở thành thị trường lao động hàng đầu của các đội tàu.
Ngày 25-6 hàng năm được Tổ chức Hàng hải quốc tế (IMO) lựa chọn là Ngày Thuyền viên thế giới (Day of the Seafarer) và IMO khuyến khích các quốc gia thành viên tổ chức các hoạt động để nâng cao nhận thức của cộng đồng và các tổ chức, cá nhân có liên quan về vai trò, vị trí của thuyền viên trong ngành hàng hải. Từ đó, nhằm tôn vinh những đóng góp, cống hiến lớn lao của thuyền viên đối với xã hội toàn Để hưởng ứng Ngày Thuyền viên thế giới năm 2022 với chủ đề.