vĐồng tin tức tài chính 365

Trái vải lòng vòng qua Mỹ

2023-06-24 09:55
Tại một điểm cân vải ở thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn (Bắc Giang), những người nông dân kiên nhẫn xếp hàng chờ tới lượt vào cân vải - Ảnh: HÀ QUÂN

Tại một điểm cân vải ở thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn (Bắc Giang), những người nông dân kiên nhẫn xếp hàng chờ tới lượt vào cân vải - Ảnh: HÀ QUÂN

Do quanh co và lòng vòng như vậy nên các loại rau củ, trái cây Việt mất nhiều lợi thế khi cạnh tranh xuất khẩu với hàng cùng loại của các nước trong khu vực.

Lòng vòng tốn thời gian, chi phí

Tại tọa đàm do Hiệp hội Rau quả Việt Nam (VINAFRUIT) và Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam (VLA) tổ chức ngày 23-6 để tìm các giải pháp bền vững xuất khẩu nông sản, "nóng" nhất là chuyện chi phí logistics của Việt Nam quá cao, giảm khả năng cạnh tranh.

Ông Nguyễn Đình Tùng, giám đốc Công ty Vina T&T, kể câu chuyện trái vải xuất khẩu sang Mỹ có đường đi lòng vòng, rối rắm như canh hẹ.

Do ở phía Bắc chưa có nhà máy chiếu xạ nên doanh nghiệp mua trái vải ở Bắc Giang phải chuyển vào miền Nam làm các công đoạn trước khi xuất khẩu. 

"Đầu tiên người nông dân Bắc Giang hái vải rồi đưa đến vùng tập kết nguyên liệu. Sau đó chuyển vải đến sân bay Nội Bài (Hà Nội) bay vào TP.HCM, đưa đến nhà máy đóng gói, chuyển đến nhà máy chiếu xạ, ra cảng rồi mới xuất đi", ông Tùng liệt kê.

Với đường đi lòng vòng vừa tốn thời gian lại thêm chi phí khiến giá thành quả vải xuất khẩu bị đẩy lên rất cao mà chất lượng lại giảm xuống, vải đến tay người tiêu dùng nước ngoài không còn tươi ngon như mong muốn.

Bà Hồ Thị Thu Hòa, viện trưởng Viện Nghiên cứu và phát triển logistics Việt Nam (VLI-VLA) - Trường ĐH Quốc tế (ĐH Quốc gia TP.HCM), cho biết xuất khẩu nông sản Việt tốn thời gian và "vượt" rất nhiều công đoạn. 

Bà Hòa dẫn chứng nhiều loại trái cây Việt được nhập khẩu vào Mỹ như: thanh long, chôm chôm, nhãn, vải, vú sữa để đạt một số yêu cầu về tiêu chuẩn xuất khẩu thì phải qua nhiều hàng rào kỹ thuật.

"Để xử lý tốt phải qua các công đoạn, nhất là đảm bảo khâu hấp nhiệt khi qua các nước EU và Nhật, còn qua Mỹ là chiếu xạ. Không phải địa phương, vùng nguyên liệu nào cũng có các nhà máy này, nhất là phía Bắc", bà Hòa nói.

Tương tự, bà Nguyễn Tú Uyên, giám đốc Công ty logistics CMU, cũng thừa nhận những nghịch lý của nông sản Việt Nam xuất khẩu có nhiều thuận lợi nhưng lại bất lợi, kém cạnh tranh, nhất là khi so sánh với Thái Lan, không chỉ đi vòng mà rất không bài bản, thiếu đầu tư sâu.

"Đúng là vải Việt Nam hay các loại nông sản khác xuất khẩu được qua Mỹ rất phức tạp, mất thời gian. Ngay cả khâu cuối cùng là chuyển hàng từ container lên máy bay thì Thái Lan họ chuyển bằng đường ống, có độ lạnh duy trì suốt lúc bỏ hàng, còn Việt Nam thì không có điều này", bà Uyên lo ngại.

Con đường vận chuyển trái vải - Đồ họa: T.ĐẠT

Con đường vận chuyển trái vải - Đồ họa: T.ĐẠT

Cần có trung tâm logistics tại vùng nguyên liệu

Ông Tùng cho rằng do cơ sở hạ tầng Việt Nam yếu kém; phụ thuộc nhiều hãng hàng không nước ngoài, giá cả nâng - hạ tùy phía các hãng; trong khi vận chuyển đường sắt, đường bộ, đường thủy... trái cây rất dễ bị hư hỏng.

Ông Tùng chỉ rõ: "Công đoạn thu hoạch nông sản qua nhiều khâu, từ vùng thu hoạch đến vùng tập trung nguyên liệu. Thu hoạch một trái cây nào đó phải vận chuyển xe máy thô sơ hoặc bằng ghe để ra được đường lớn. 

Rồi lấy xe tải nhỏ chuyển ra nhà máy, rồi dùng xe lớn chuyển đến nhà máy chiếu xạ, cảng biển... Như thế là để thấy đường sá, cơ sở hạ tầng, nhiều chi phí cầu đường... ảnh hưởng chất lượng nông sản".

Do đó, cần nâng cao cơ sở hạ tầng, xây nhiều cầu đường để hạn chế rủi ro chất lượng nông sản. Đặc biệt quy hoạch và vận hành nhà máy chiếu xạ ở các vùng nguyên liệu chủ lực. 

"Chẳng hạn ở phía Bắc, trái vải tập trung nhiều ở Bắc Giang, Bắc Ninh... cần có nhà máy chiếu xạ, nhà máy xử lý ở đây để đỡ phải chuyển vào TP.HCM", ông Tùng đề xuất.

Cho rằng ĐBSCL là vùng nông sản chủ lực, nhưng cơ sở hạ tầng để đưa sản phẩm về cảng biển, ra sân bay chưa đồng bộ và chưa thật sự kết nối, hệ thống cao tốc kẹt xe tại các nút giao lớn, bà Tú Uyên đặt ra giải pháp phải xây dựng cơ sở hạ tầng kết nối tốt từ các vùng nguyên liệu của ĐBSCL.

Bà phân tích: "Mặc dù Chính phủ đã xây dựng nhiều tuyến đường kết nối đến các vùng nguyên liệu như Sơn La, Đồng Tháp, An Giang, Đồng Nai, Khánh Hòa... nhưng chú trọng đầu tư mạnh ở vùng ĐBSCL hơn nữa, để cơ sở hạ tầng đường bộ vùng này được kết nối tốt, để người dân có cơ hội đưa ra sản phẩm xuất khẩu thật sự chất lượng".

Ngoài ra có một số doanh nghiệp xuất khẩu nông sản cũng đưa ra giải pháp khác, như quy hoạch xây dựng các trung tâm logistics nông sản: có kho mát để phân loại, bảo quản, sơ chế để nâng chất lượng và ổn định giá thành. 

Hay tăng cường đầu tư hạ tầng logistics cho hàng hóa nông sản, nhất là các vùng nông sản tập trung, chủ lực. Kết nối đường thủy, đường bộ, đường sắt để phát huy sức mạnh tổng thể logistics nội địa. 

Các doanh nghiệp logistics nông sản cần xây dựng mô hình dịch vụ chuỗi cung ứng từ vùng nguyên liệu, vận chuyển, xử lý kiểm dịch thực vật, chiếu xạ, chứng từ hải quan, đóng hàng...

Khó khăn "không tên"

Một doanh nghiệp có mặt hàng nông sản xuất khẩu qua cảng Osaka, (Nhật Bản) chia sẻ bên cạnh những khó khăn chung là chi phí logistics cao hay những yếu kém về cơ sở hạ tầng, còn có cả những chi phí phụ khác rất cao.

"Mỗi công đoạn có những khó khăn "không tên" khác như phí làm thủ tục hải quan, kiểm dịch; chi phí xếp dỡ tại cảng biển; chi phí hạ tầng cảng biển, phí neo bãi và doanh nghiệp xuất khẩu không được hưởng những ưu đãi với vận tải sông nước vì Nhà nước không bỏ chi phí nhiều như đường bộ", doanh nghiệp này bày tỏ.

Nếu biết cách, có thể dùng trái vải bồi bổ, chữa bệnhNếu biết cách, có thể dùng trái vải bồi bổ, chữa bệnh

Trong trái vải có nhiều hợp chất quý giúp bảo vệ cơ thể trước các bệnh mạn tính như tiểu đường, ung thư và bệnh tim mạch…

Xem thêm: mth.55245522232603202-ym-auq-gnov-gnol-iav-iart/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Trái vải lòng vòng qua Mỹ”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools