vĐồng tin tức tài chính 365

Điểm tin kinh tế 29-30/5: Việt Nam chưa mở cửa đón du khách quốc tế; Trung Quốc đối mặt với nguy cơ thiếu nhiều mặt hàng

2020-06-06 20:12

Đại Kỷ Nguyên xin gửi tới bạn đọc những tin kinh tế nổi bật trong nước và quốc tế trong 2 ngày (29-30/5).

Việt Nam chưa mở cửa đón du khách quốc tế

Ngày 28/5, các thành viên trong Ban chỉ đạo quốc gia trong phòng chống dịch Covid-19  của Việt Nam thống nhất chưa mở cửa đón du khách quốc tế. 

Mặc dù các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch rất sốt ruột, mong ngóng thời gian mở cửa thị trường  nhưng  cũng cần thận trọng để tránh lây nhiễm dịch bệnh trong cộng đồng. Thời điểm này Việt nam nên chuẩn bị các yếu tố để sẳn sàng tái khởi động dịch vụ du lịch ngay khi được cho phép.

Theo thời báo kinh tế sài gòn, trong cuộc họp thảo luận về nội dung tái khởi động hoạt động du lịch quốc tế sau đại dịch Covid-19 sáng 28/5, các thành viên trong Ban Chỉ đạo quốc gia thống nhất chưa mở cửa đón du khách quốc tế và chỉ khởi động lại hoạt động du lịch quốc tế khi dịch vụ này đáp ứng đủ điều kiện. Trước mắt, chỉ xem xét thí điểm đón khách du lịch đến một số đảo và chỉ áp dụng du khách từ các quốc gia đã kiểm soát được dịch bệnh.

Ngành du lịch cần định vị và xác định thị trường  mục tiêu cần ưu tiên phát động sau đại dịch, xây dựng các chương trình truyền thông, thiết kế các gói sản phẩm phù hợp với tình hình mới,  kết nối lại các chính sách miễn thị thực cho các thị trường đã tạm ngưng trong thời gian vừa qua.

Trong thời điểm này,  ngành du lịch Việt Nam nên tận dụng lợi thế là một điểm đến an toàn để thiết kế các dòng sản phẩm thích hợp ví dụ như  có thể đưa du khách quốc tế từ sân bay đến thẳng những khu nghỉ dưỡng chuyên biệt để nghỉ ngơi, giải trí … sau đó du khách quay về lại nước sở tại.

Hơn nữa, những ngày gần đây các doanh nghiệp kinh cũng muốn biết về chính sách thị thực của chính phủ Việt Nam như xem xét  nới lỏng thị thực nhằm thu hút khách nước ngoài đến sau dịch bệnh  hay  khi nào sẽ nối lại chính sách miễn visa cho một số quốc gia do đã tạm ngưng trong thời gian chống  dịch bệnh.

(Nhằm ngăn ngừa lây nhiễm dịch  Covid-19,  Việt Nam đã tạm ngưng miễn thị thực cho du khách đến  từ một số quốc gia như Anh, Đức, Nga, Pháp, Nhật Bản, Hàn Quốc …)

Các chuyến bay của hãng hàng không Việt Nam đang trên đà hồi phục

Cùng với việc nới lỏng từng bước giãn cách xã hội, khôi phục dần các hoạt động phát triển kinh tế, các đường bay theo đó cũng được khôi phục dần. Số chuyến bay của các hãng hàng không Việt Nam tuy giảm tới 70% so với cùng kỳ năm 2019, tuy nhiên cũng đã tăng tới 73,7% so với tháng trước.

Theo báo Người lao động đưa tin từ Cục Hàng Không Việt Nam, trong tháng 5/2020 đã thực hiện tổng số 8.623 chuyến bay. Trong đó, VietJet Air có số chuyến bay nhiều nhất với 3.584 chuyến, tăng 95,5% so với tháng trước. Tiếp theo là Vietnam Airlines đứng thứ 2 về số chuyến bay với 3.440 chuyến, tăng 120,6% so với tháng trước. Các hãng khác như Bamboo Airways thực hiện 1.007 chuyến, Jestar Pacific 313 chuyến và Vasco 279 chuyến.

Cũng trong tháng 5, có 123 chuyến bay bị hủy, trong đó Vietnam Airlines hủy 100 chuyến; VietJet Air 19 chuyến; Vasco 4 chuyến. Bamboo Airways và Jetstar Pacific không hủy chuyến nào.

Về số lượng khách trong tháng 5, lượng khách qua cảng hàng không trên cả nước đạt 2,88 triệu khách, giảm 70% so với tháng 5/2019. Trong số này, khách quốc tế đạt 78 nghìn khách, giảm 97,6%, khách nội địa đạt 2,8 triệu khách, giảm 56,6%.

Các hãng hàng không Việt Nam vận chuyển 1,47 triệu khách, giảm 67,9% (khách nội địa đạt 1,4 triệu khách, quốc tế đạt 71 ngàn khách).

Trung Quốc đối mặt với nguy cơ thiếu nhiều mặt hàng vì sản xuất khẩu trang

Việc Trung Quốc tập trung tăng cường sản xuất khẩu trang chống dịch Covid-19 và để xuất khẩu đã khiến những mặt hàng khác như tã, bỉm hay băng vệ sinh bị thiếu nguồn cung do cùng sử dụng nhiều loại nguyên liệu.

Theo Cafebiz, sau khi đại dịch Covid-19 bùng phát, Trung Quốc đã tập trung tăng cường cung ứng đủ khẩu trang y tế cho 1,4 tỷ dân, bao gồm các nhân viên y tế và bệnh nhân. Bên cạnh đó, hàng loạt các doanh nghiệp từ sản xuất xe hơi đến công ty thời trang cũng chuyển qua làm khẩu trang (tính đến ngày 4/4/2020, khoảng 69.000 doanh nghiệp Trung Quốc đã tham gia sản xuất khẩu trang), đạt tới 450 triệu chiếc/ngày, khiến giá vật liệu đầu vào tăng mạnh, qua đó cũng ảnh hưởng tới các ngành khác sử dụng chung nguyên liệu. 

Tháng 1/2020, giá nguyên liệu thô để sản xuất bỉm là khoảng 13.000 nhân dân tệ, nhưng hiện nay nó đã lên tới 140.000 -150.00 nhân dân tệ, với giá nguyên liệu vải cho bỉm cũng đã tăng lên 50.000-60.000/tấn.

Hàng loạt các doanh nghiệp trong ngành bỉm, băng vệ sinh,… đã bị buộc phải tạm ngừng sản xuất do không đủ nguyên liệu hoặc buộc phải nâng giá, phá hoại hệ thống sinh thái sản xuất toàn ngành. Nhiều chuyên gia cũng cảnh báo các mặt hàng hàng tã, bỉm hay băng vệ sinh có thể tăng giá cao hơn trong tương lai.

12 đại dự án thua lỗ nghìn tỷ ngành công thương dư nợ tại các ngân hàng  gần 21.000 tỷ đồng

Ngoài cấp tín dụng cho 12 dự án, doanh nghiệp này, các ngân hàng còn cấp tín dụng cho các chủ đầu tư có liên quan với dư nợ 22.964 tỷ đồng.

Theo Bizlive, trong báo cáo Chính phủ gửi Quốc hội phục vụ kỳ họp thứ 9, liên quan đến 12 dự án, doanh nghiệp kém hiệu quả, chậm tiến độ thuộc ngành công thương. Tính đến 31/12/2019, có 01 công ty tài chính và 17 ngân hàng thương mại cấp tín dụng cho 12 dự án với tổng số dư nợ đến thời điểm đó là 20.938 tỷ đồng.  Ngoài 12 dự án này, các ngân hàng còn cấp tín dụng đối với các chủ đầu tư có liên quan 22.964 tỷ đồng.

Tổng mức đầu tư ban đầu của 12 dự án trị giá 43.673,63 tỷ đồng, sau này phê duyệt điều chỉnh tăng 45,65% tương đương với 63.610,96 tỷ đồng, trong đó vốn vay vay nước ngoài có bảo lãnh của Chính phủ 6.617,24 tỷ đồng, vay các ngân hàng trong nước 41.801,24 tỷ đồng, 

Thông qua báo cáo của doanh nghiệp, Chính phủ cũng ghi nhận các các khó khăn về tín dụng: chịu lãi suất cao, chi phí tài chính lên đến 30%,….Các doanh nghiệp đề xuất các biện pháp nhằm giải quyết các khó khăn,tập trung vào 3 giải pháp sau: (1) giảm lãi suất; (2) Cơ cấu nợ, khoanh nợ; (3) Giãn khấu hao.

Theo ý kiến của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các ngân hàng thương mại có quyền tự chủ trong hoạt động kinh doanh, việc xem xét điều chỉnh lãi suất cho vay trên cơ sở cân đối lãi suất huy động, nguồn vốn và khả năng tài chính của từng ngân hàng thương mại. 

Danh sách 12 dự án thua lỗ nghìn tỷ

  • Nhà máy sản xuất phân bón DAP- số 1 Hải Phòng
  • Nhà máy sản xuất phân bón DAP- số 2 Lào Cai
  • Nhà máy sản xuất đạm Ninh Bình
  • Dự án cải tạo, mở rộng nhà máy sản xuất đạm Hà Bắc
  • Công ty TNHH MTV Công nghiệp tàu thủy Dung Quất
  • Dự án nhà máy thép Việt – Trung
  • Dự án nhà máy sản xuất sơ sợi polyester Đình Vũ
  • Dự án nhà máy sản xuất NLSH Quảng Ngãi
  • Dự án nhà máy sản xuất NLSH Bình Phước
  • Dự án nhà máy bột giấy Phương Nam
  • Dự án nhà máy sản xuất NLSH Phú Thọ
  • Dự án mở rộng sản xuất – giai đoạn 2 Công ty gang thép Thái Nguyên

The post Điểm tin kinh tế 29-30/5: Việt Nam chưa mở cửa đón du khách quốc tế; Trung Quốc đối mặt với nguy cơ thiếu nhiều mặt hàng vì sản xuất khẩu trang appeared first on Đại Kỷ Nguyên.

Xem thêm: lmth.gnart-uahk-taux-nas-iv-gnah-tam-ueihn-ueiht-oc-yugn-iov-tam-iod-couq-gnurt-et-couq-hcahk-ud-nod-auc-om-auhc-man-teiv-5-03-92-et-hnik-nit-meid/us-ioht/vt.nkd.www

Comments:0 | Tags:Kinh tế Thời sự

“Điểm tin kinh tế 29-30/5: Việt Nam chưa mở cửa đón du khách quốc tế; Trung Quốc đối mặt với nguy cơ thiếu nhiều mặt hàng”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools