vĐồng tin tức tài chính 365

Những chuyện 'bây giờ mới kể'

2023-06-25 07:29
Ai cũng cần phải tiêm ngừa đủ hết các bệnh truyền nhiễm, bệnh trẻ em, phụ nữ và người lớn hay mắc phải - Ảnhh: VNVC

Ai cũng cần phải tiêm ngừa đủ hết các bệnh truyền nhiễm, bệnh trẻ em, phụ nữ và người lớn hay mắc phải - Ảnhh: VNVC

Nhớ lại ở vào lứa tuổi thế hệ tôi sinh ra thập niên những năm 1960 cách nay đã 62 năm, ngày đó ở nơi thôn quê hẻo lánh xa thành thị phồn hoa đô hội trên 100 cây số, y học còn nghèo nàn, lạc hậu, thiếu thốn mọi điều từ cơ sở vật chất đến đội ngũ y bác sĩ giỏi, thuốc men thiếu hụt.

Khi đó nhiều trẻ em, người già, phụ nữ mắc phải những bệnh truyền nhiễm thông thường như bạch hầu, ho gà, uốn ván, sốt bại liệt, sốt xuất huyết, lao, thủy đậu, chó dại cắn... không có vắc xin tiêm chủng ngừa bệnh, phải chịu cảnh tật nguyền thương tâm suốt đời hay thiệt mạng một cách oan uổng.

Tôi đã chứng kiến ngày ấy ở thôn quê nơi tôi sinh ra từ anh em bà con đến hàng xóm láng giềng có nhiều con trẻ bị tật nguyền, chân bị teo lại, có tật phải đi khập khiễng hoặc liệt cả hai chân do không có đủ điều kiện và kiến thức từ người lớn hướng dẫn, chạy chữa cho con em mình đi tiêm ngừa bệnh sốt bại liệt. 

Có người cứ đinh ninh đó là cơn sốt bệnh bình thường, uống vài viên thuốc sẽ khỏi bệnh. Thời lứa tuổi của tôi, nhất là trẻ em ở miền nông thôn thì chỉ được nghe kể lại, hoặc nhớ mài mại khi đi học ở bậc tiểu học chỉ được tiêm chủng ngừa các bệnh đại loại như: uốn ván (phong đòn gánh), bệnh sởi, sốt bại liệt, ho gà, thủy đậu...

Nhắc đến hai bệnh uốn ván và thủy đậu thì nó có liên quan đến sức khỏe, công ăn việc làm và kỷ niệm vui buồn lẫn lộn mà tôi từng trải qua. Năm 1999, tôi được người bạn làm giám đốc một công trình xây dựng, kinh doanh nhà Tiền Giang, liên kết với nhà nước để xây dựng và bán lại cho các công nhân viên.

Người bạn tốt bụng giúp tôi làm một chân quản lý các công nhân xây dựng. Cuối giờ làm thì viết nhật ký công trình để báo cáo các hạng mục xây dựng theo tiến độ thi công trong ngày. Ai cũng biết nghề xây dựng dãi nắng dầm mưa, làm việc vất vả, cực nhọc. 

Các bạn thợ hồ sau mỗi buổi chiều hết giờ làm việc thường tụ năm tụ bảy "chén chú chén anh" giải khuây, hát hò cho quên sự mệt mỏi sau một ngày làm việc nặng nhọc. Dĩ nhiên với vai trò của tôi thì khó lòng từ chối lời mời cụng ly từ họ. 

Nhậu nhẹt ở nơi công trình chưa hoàn thiện toàn gạch đá, xi măng, sắt thép, nhất là đinh ốc rơi rải rác khắp nơi thì khó lòng tránh khỏi đạp phải... đinh nhọn gỉ sét. Không dưới hai lần tôi đã từng đạp phải những cây đinh "quái ác" đó. 

Đành cấp tốc chạy tới trạm y tế xã gần đó, nhờ cô y tá chích mũi tiêm ngừa bệnh uốn ván. Bằng y đức của người thầy thuốc, cô y tá dịu hiền nhỏ nhẹ khuyên tôi nên cố gắng từ bỏ luôn tật ham vui rượu chè cùng chiến hữu.

Và kỷ niệm "vui buồn" mới đây, khi tôi ngỡ sẽ khó mà mắc phải căn bệnh thủy đậu (trái rạ) vì hồi nhỏ đã tiêm chủng rồi. Nhưng mới vừa tháng 5-2023, tôi cảm thấy ngứa ngáy dữ dội nguyên cả bắp đùi sau, cứ ngỡ do thời tiết quá nóng bức, da bị dị ứng, nên càng gãi thì vết thương càng lây lan nặng thêm. 

Đi khám da liễu, bác sĩ xác nhận do vi rút thủy đậu tiềm ẩn, khi lớn tuổi sức đề kháng yếu thì dễ bị nhiễm bệnh zona, dù đã tiêm chủng từ nhỏ rồi. Cũng may mà tránh được cái họa "dung nhan mặt rỗ" mà bà con, cô bác hay đùa giỡn, chọc nhau là hồi nhỏ do nghịch phá quá, "bị té vô thùng đinh" nên mặt có nhiều lỗ chỗ, rỗ thẹo...

Có điều nếu ai mắc bệnh thủy đậu thì nên đi bác sĩ da liễu khám bệnh theo tây y, kê toa uống thuốc ngăn ngừa con vi rút phát triển và thoa thuốc bôi ngoài da cho mau lành bệnh kiểu "trong uống ngoài thoa", không nên chữa bệnh theo quan niệm dân gian "khoán bệnh" kiểu đông y bằng trái chanh, vôi ăn trầu, mủ chuối, mủ mít... đem trét vào chỗ bị "giời leo" (zona) càng khiến vết thương khó lành lặn, dễ bị nhiễm trùng gây nguy hại đến sức khỏe. 

Hoặc cũng đừng để lâm phải trường hợp "dở khóc dở cười" như tôi vì bất tiện trong đi đứng, sinh hoạt hằng ngày, nhất là khi ngồi trên ghế theo kiểu nói của dân ghiền cá cược bóng đá "ngồi chấp nửa trái", tức là ngồi có một bên hà..., phần bên kia bị zona "giời leo ăn hết cả cái đùi", sao ngồi hai bên được.

Kể đến đây thì mới nhận thức được sự lợi ích của việc ai ai cũng cần phải tiêm ngừa đủ hết các bệnh truyền nhiễm, bệnh trẻ em, phụ nữ và người lớn hay mắc phải. Toàn bộ hơn 40 loại vắc xin phòng bệnh truyền nhiễm thế giới có thì đều đã có ở Việt Nam. Những căn bệnh lao, bại liệt, bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm phổi, viêm màng não do Hib, viêm gan B, sởi, viêm não Nhật Bản... đều đã có vắc xin ngừa. 

Ngay cả vắc xin cho trẻ em, phụ nữ, người lớn như ngừa ung thư cổ tử cung, hậu môn, vòm họng do HPV, cúm, thủy đậu, dại, các bệnh do phế cầu, Rotavirus, thương hàn... cũng có xấp xỉ 10 triệu liều vắc xin dịch vụ cung cấp.

Đại dịch COVID-19, từ tháng 3-2021 đến nay cả nước đã tiêm trên 266 triệu mũi vắc xin cho người từ 5 tuổi trở lên. 

Đó là một thành quả đáng được nhiệt liệt hoan nghênh từ sự quan tâm sâu sắc của Chính phủ đến Bộ Y tế cùng đội ngũ y bác sĩ tài giỏi, đầy tâm đức trong việc tuyên truyền, hướng dẫn người dân ý thức chung tay giúp đỡ lẫn nhau trong việc phòng bệnh và trị bệnh, tầm quan trọng và lợi ích của việc tiêm ngừa để ngăn chặn các căn bệnh truyền nhiễm thường xảy ra trong cộng đồng xã hội, nhất là vào mùa hè nóng bức.

Thật đau lòng khi chứng kiến nhiều bệnh nhân bị chó dại cắn phải tử vong một cách oan uổng, do họ đã không tiêm chủng kịp thời vì chủ quan hoặc sống ở những nơi thiếu thốn điều kiện về y tế, thiếu thuốc hay chưa chích vắc xin ngừa. Có vắc xin phòng bệnh là thêm một "lá chắn" cho sức khỏe.

Tiêm ngừa - Chuyện chưa kể

Báo Tuổi Trẻ với sự đồng hành của Hệ thống tiêm chủng VNVC đang tổ chức cuộc thi viết "Tiêm ngừa - Chuyện chưa kể". Đây là cơ hội để mọi người chia sẻ câu chuyện của mình, truyền cảm hứng và nâng cao ý thức về tầm quan trọng của tiêm chủng trong bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

Ban tổ chức cho biết cuộc thi mở cho tất cả mọi người từ 16 tuổi trở lên, không giới hạn quốc tịch hay nghề nghiệp. Cán bộ, nhân viên báo Tuổi Trẻ và Công ty cổ phần Vacxin Việt Nam (VNVC) được phép viết bài để hưởng ứng cuộc thi nhưng không được chấm giải.

Về dung lượng, tác phẩm dự thi là bài viết ngắn bằng tiếng Việt, tối đa 800 từ, khuyến khích tác phẩm có hình ảnh, chùm ảnh hoặc video clip minh họa.

Nội dung là một câu chuyện liên quan đến chủ đề "tiêm chủng" và tầm quan trọng của tiêm chủng trong việc duy trì, nâng cao sức khỏe cộng đồng, như kỷ niệm đẹp về tiêm chủng của bạn hoặc người thân;

Kỷ niệm về việc bạn đã cân nhắc lý do và đưa ra quyết định tiêm chủng; Cảm nhận và trải nghiệm cá nhân trong, sau khi tiêm chủng hoặc những ảnh hưởng của tiêm chủng đối với cuộc sống cá nhân và cộng đồng xung quanh.

Người tham gia có hai cách để nộp bài viết dự thi: Gửi email đến địa chỉ tiemngua@tuoitre.com.vn. Trong email, cần cung cấp thông tin cá nhân đầy đủ: tên, tuổi, quốc gia, địa chỉ email và số điện thoại liên lạc; Hoặc vào chuyên trang của cuộc thi ở địa chỉ tuoitre.vn, sau đó điền thông tin và tải file chứa bài dự thi theo yêu cầu.

Những tác phẩm dự thi tốt sẽ được ban tổ chức chọn lựa, đăng tải trên các ấn phẩm của Tuổi Trẻ (bài được chọn đăng không đồng nghĩa là bài sẽ đoạt giải). Thời gian nhận bài viết: Ngày 10-6 đến 30-7-2023, bất kỳ tác phẩm nào gửi sau thời hạn này 30-7-2023 sẽ không được xem xét.

Các tác phẩm dự thi sẽ được đánh giá bởi ban giám khảo gồm các chuyên gia y tế, nhà báo, nhân vật có tầm ảnh hưởng xã hội.

Giải thưởng gồm 2 giải đặc biệt trị giá 30 triệu đồng/giải; 10 giải nhất trị giá 10 triệu đồng/giải; 15 giải nhì (5 triệu đồng/giải); 20 giải ba và 100 giải khuyến khích.

Vắc xin và tôi, chuyện giờ mới kể - Ảnh 3.

Vượt qua làn sóng "nói không với vắc xin"Vượt qua làn sóng 'nói không với vắc xin'

Tôi nhớ vào khoảng năm 2017, khi có một trẻ tử vong sau khi tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản và khi ấy con tôi cũng đang chuẩn bị tiêm phòng. Thời điểm ấy có một làn sóng "nói không với vắc xin".

Xem thêm: mth.43875320291603202-ek-iom-oig-yab-neyuhc-gnuhn/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Những chuyện 'bây giờ mới kể'”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools