vĐồng tin tức tài chính 365

Viết bài văn 21 trang và bị tấn công, cha mẹ cần làm gì để bảo vệ con?

2023-06-26 09:55

Em học sinh 15 tuổi thi đạt điểm cao nhất môn văn với bài văn 21 trang viết tay. Thông tin này sau khi công bố đã có một số người lớn đăng ảnh học sinh lên mạng xã hội và chỉ trích em với những ngôn từ chế nhạo: không có não, tay nhanh hơn não, sau này lớn chỉ bốc phét... cùng nhiều bình phẩm khiếm nhã của cộng đồng mạng.

Hiện em học sinh rất suy sụp. Luật sư cho hỏi, cha mẹ em có thể làm gì để bảo vệ con mình? Pháp luật quy định thế nào về hành vi tấn công trẻ em trên mạng xã hội?

Một phụ huynh ở quận 3, TP.HCM gửi câu hỏi cho luật sư.

Luật sư Hoàng Văn Hướng (Đoàn luật sư TP Hà Nội) tư vấn như sau:

Luật sư Hoàng Văn Hướng

Luật sư Hoàng Văn Hướng

Về việc bảo vệ trẻ em nói riêng và công dân nói chung trên môi trường mạng xã hội, pháp luật có quy định rõ ràng và chặt chẽ. 

Trong trường hợp em học sinh viết bài văn 21 trang và được hội đồng chấm thi chấm điểm cao, chứng tỏ bài văn đó đã đạt được các quy chuẩn của một bài văn chất lượng.

Tôi chưa được đọc bài văn nên không biết bài văn có gì đáng bị chê trách góp ý hay không. 

Tuy nhiên, khi em học sinh mới 15 tuổi, chỉ vì viết văn 21 trang viết tay mà bị người lớn suy luận, tấn công, sỉ nhục là một điều bất thường. 

Ví dụ, trẻ em có làm điều gì sai trái, là người lớn chỉ cần góp ý nhẹ nhàng. Còn dùng từ ngữ nặng nề để tấn công sẽ khiến trẻ mất niềm tin vào bản thân và xã hội. Đây chính là một hình thức bắt nạt trên mạng mà cả đạo đức và pháp luật đều không cho phép.

Hiện nay, để chống việc trẻ bị bạo lực, bị tấn công và xâm hại trên môi trường mạng đã có quy chế phối hợp được ký kết giữa Bộ Công an, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Thông tin - Truyền thông để tiếp nhận, xác minh thông tin về việc trẻ em bị xâm hại.

Về căn cứ xử phạt hành chính, quy định tại điểm g, khoản 3, điều 102 nghị định 15/2020/NĐ-CP ngày 3-2-2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện: phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng đối với một trong các hành vi cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm đe dọa, quấy rối, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác.

Về hình sự, hành vi quấy rối, làm phiền người khác có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội làm nhục người khác (điều 155 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017) hoặc vu khống người khác (điều 156 Bộ luật Hình sự).

Vì cháu bé mới 15 tuổi nên gia đình có thể làm đơn gửi đến các cơ quan bảo vệ pháp luật kèm theo các tài liệu chứng cứ thu thập được và các thông tin và địa chỉ trên mạng, để các cơ quan bảo vệ pháp luật có biện pháp cách thức và xử lý theo quy định pháp luật.

Mời bạn đọc gửi câu hỏi để được luật sư tư vấn

Đăng ký Tuổi Trẻ Sao TẠI ĐÂY

Đăng ký Tuổi Trẻ Sao TẠI ĐÂY

Với đội ngũ các luật sư và chuyên gia pháp lý dày dạn kinh nghiệm trên tất cả các lĩnh vực như hôn nhân - gia đình, kinh doanh - thương mại, mua bán đất đai, sở hữu trí tuệ, lao động, hộ tịch, thừa kế..., chuyên mục Tư vấn pháp luật trên Tuổi Trẻ Sao sẽ giải đáp thắc mắc của bạn một cách nhiệt tình, nhanh chóng, chính xác, hiệu quả.

Bạn đọc vui lòng gửi câu hỏi (gõ bằng tiếng Việt có dấu, font chữ UNICODE) về Tuổi Trẻ Sao qua địa chỉ tuvanphapluat@tuoitre.com.vn.

Xem thêm: mth.3974052252603202-noc-ev-oab-ed-ig-mal-nac-em-ahc-gnoc-nat-ib-av-gnart-12-nav-iab-teiv/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Viết bài văn 21 trang và bị tấn công, cha mẹ cần làm gì để bảo vệ con?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools