Căn cứ vào đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị tỉ lệ 1/2000 khu trung tâm hiện hữu TP.HCM (930ha), Sở Giao thông vận tải TP.HCM đã đề xuất phương án sắp xếp chỉnh trang bến Bạch Đằng.
Cụ thể, xây mới 2 nhà vệ sinh công cộng tại phía bờ của cầu bến B, xây mới 1 cầu dẫn thép để xe máy của hành khách đi vào bãi gửi xe của cầu bến B (cầu tàu Ba Son).
Đồng thời, sửa chữa cải tạo mặt cầu B, xây dựng khu nhà chờ. Lắp đặt hệ thống phao nổi và thang lựa triều phục vụ phương tiện thủy ra vào bến. Với nguồn vốn dự kiến kêu gọi xã hội hóa.
Đề xuất lắp mái che cho người đi bộ dọc vỉa hè từ cầu số 1 công viên bến Bạch Đằng đến cầu bến B - cầu bến Ba Son.
Theo đó, chi phí duy tu sửa chữa cầu bến hiện hữu, lắp đặt đệm chống va tại cầu bến C với tổng mức đầu tư dự kiến 3 tỉ đồng.
Chi phí kiểm định cầu bến 2, 3, 4 (công viên bến Bạch Đằng) và cầu bến B, C (cầu bến Ba Son) dự kiến 1 tỉ đồng.
Ngoài ra, cải tạo hệ thống bờ kè và nạo vét (đoạn từ cầu Thủ Thiêm 2 đến cột cờ Thủ Ngữ) với tổng mức đầu tư hơn 25 tỉ đồng.
Phương án sắp xếp các bến thủy nội địa khu vực bến Bạch Đằng trong giai đoạn từ nay đến năm 2025
Cầu bến C (cầu bến Ba Son): Cải tạo cầu bến, phục vụ cho các hoạt động công vụ.
Cầu bến B (cầu bến Ba Son): Cải tạo cầu bến cho các phương tiện thủy ra, vào đón trả khách (không neo đậu) nhằm phục vụ hoạt động vận tải hành khách và du lịch bằng đường thủy, tàu nhà hàng.
Cầu bến số 1 công viên bến Bạch Đằng: Tiếp tục sử dụng hoạt động tuyến buýt đường sông.
Các cầu bến 2, 3, 4 công viên bến Bạch Đằng: Cho các phương tiện thủy ra, vào đón trả khách (không neo đậu) nhằm phục vụ hoạt động vận tải hành khách và du lịch đường thủy, tàu nhà hàng.
Phương án tổ chức giao thông kết nối các cầu bến 1, 2, 3, 4 công viên bến Bạch Đằng và cầu bến B, C - cầu bến Ba Son
Các cầu bến 1, 2, 3, 4 công viên bến Bạch Đằng: Xe 2 bánh gửi ở bãi xe 2 bánh kế bên cầu bến số 1. Bố trí bãi xe ô tô có thu phí trên đường Hồ Huấn Nghiệp, Ngô Đức Kế đối diện cầu bến số 1.
Nghiên cứu bãi xe giữ 2 bánh và xe ô tô giữa cầu bến 3 và 4, tạo điều kiện cho người dân dễ dàng đi lại giữa các cầu bến.
Cầu bến B - cầu bến Ba Son chỉ cho xe 2 bánh đi vào. Xe ô tô dừng đón trả khách ở vòng xoay trước cầu bến số 1.
Cầu bến C - cầu bến Ba Son: Khách đi xe máy gửi xe ở cầu bến B và đi bộ đến cầu bến C.
Hiện các tuyến xe buýt kết nối đến công viên bến Bạch Đằng gồm 01, 03, 19, 45, 53,56, 88, DL01.
Hiện trạng hoạt động các bến thủy nội địa tại công viên bến Bạch Đằng
Cầu bến Ba Son gồm 2 cầu bến B và C đều chưa đưa vào khai thác.
Cầu bến số 1 (bến ga tàu thủy Bạch Đằng) đang hoạt động tuyến buýt đường sông.
Cầu bến số 2 ngưng hoạt động từ 1-4-2023.
Cầu bến số 3 và số 4 đã ngưng hoạt động khai thác bến thủy nội địa.
Các tuyến đường thủy đang khai thác
- Tuyến du lịch đi Bình Quới (hướng tuyến từ bến Bạch Đằng - sông Sài Gòn - kênh Thanh Đa - sông Sài Gòn - bến khu du lịch Bình Quới): Hoạt động từ tháng 11-2017, trung bình có 14.000 lượt khách/tháng tham gia.
- Tuyến du lịch nội đô Nhiêu Lộc - Thị Nghè (hướng tuyến từ bến Thị Nghè trở về phía thượng lưu đến bến chùa Candaransi) có thời gian di chuyển: 2 - 3 giờ. Lượng hành khách tại mỗi đầu bến trung bình 1.000 lượt/tháng.
-Tuyến du lịch đi Củ Chi (hướng tuyến từ bến Bạch Đằng - sông Sài Gòn - kênh Thanh Đa - sông Sài Gòn - bến Đình, bến Dược thuộc Khu di tích lịch sử địa đạo Củ Chi) với trung bình 3.000 khách/tháng.
- Tuyến du lịch đi Cần Giờ (hướng tuyến từ bến Bạch Đằng - sông Sài Gòn - sông Nhà Bè - sông Lòng Tàu - sông Dinh Bà - sông Lò Rèn - sông Vàm Sát - sông Soài Rạp với trung bình 1.000 khách/tháng.
TTO - Sau 2 ngày khai mạc “Không gian văn hóa ẩm thực Saigon - TP.HCM xưa và nay”, cảnh quan bến Bạch Đằng, quận 1 bắt đầu xơ xác với các thảm cỏ bị giẫm đạp héo úa, mặt nước sông khu vực quanh bến lềnh bềnh rác thải.