Hiện có bao nhiêu loại vắc xin? Có loại vắc xin nào mới, trong thời gian tới sẽ đưa vào sử dụng thêm loại vắc xin nào? Đã có bao nhiêu loại bệnh có thể phòng ngừa được khi tiêm vắc xin?
Một điều mà rất nhiều người muốn tìm hiểu là vắc xin đã được bảo quản như thế nào để đảm bảo chất lượng khi đưa đến tay người sử dụng?
Thời gian gần đây bệnh tay chân miệng đang gia tăng ở các tỉnh phía Nam, trong đó có nhiều ca nặng và đã có 4 ca tử vong. Khi nào sẽ có vắc xin tay chân miệng về Việt Nam? Khi tiêm ngừa vắc xin này trẻ em sẽ không mắc bệnh tay chân miệng nữa?
Hiện học sinh đang nghỉ hè, trong thời gian này nên cho trẻ đi tiêm loại vắc xin nào? Có nên tiêm tất cả hơn 40 loại vắc xin hiện có? Nếu tiêm hết thì nên có kế hoạch tiêm như thế nào?
Tất cả những thắc mắc của bạn đọc về vắc xin sẽ được các chuyên gia uy tín tham gia buổi tọa đàm và giao lưu trực tuyến trả lời.
Bạn đọc muốn tìm hiểu nhiều hơn về vắc xin, chất lượng vắc xin, lịch tiêm ngừa... có thể gửi cho các khách mời của chúng tôi qua email tiemngua@tuoitre.com.vn.
- Ông Nguyễn Hoàng Tùng - phó viện trưởng Viện Kiểm định quốc gia vắc xin và sinh phẩm y tế
- Ông Nguyễn Hữu Hưng - phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM
- Bà Lê Hồng Nga - phó giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM
- Ông Phạm Quang Thái - phó trưởng khoa kiểm soát bệnh truyền nhiễm, Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương
- Bác sĩ Bạch Thị Chính - giám đốc y khoa Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC
- Bà Ngô Thị Tuyết Sương - giám đốc chất lượng Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC
- Bà Vũ Thị Thu Hà - giám đốc cung ứng Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC
- Bác sĩ Nguyễn Minh Tiến - phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng TP.HCM
- Bác sĩ Trương Hữu Khanh, phó chủ tịch Liên chi hội Truyền nhiễm TP.HCM
Câu trả lời sẽ được cập nhật trên tuoitre.vn từ 9h - 11h ngày 29-6, mời bạn đọc đón xem.
Sau tiêm vắc xin trẻ cần được chăm sóc và theo dõi như thế nào? Hiện có bao nhiêu loại vắc xin phòng bao nhiêu bệnh, có vắc xin nào mới, vắc xin được bảo quản như thế nào để đảm bảo chất lượng khi đưa đến tay người sử dụng?