Mục Điểm tin kinh tế ngày 16/6 của Đại Kỷ Nguyên có những thông tin: Hãng hàng không Jetstar của Úc chính thức ‘khai tử’ tại thị trường Việt Nam; Kinh tế Trung Quốc: Lần đầu tiên Chính phủ nước này không đặt mục tiêu tăng trưởng trong năm…
Hãng hàng không Jetstar của Úc chính thức ‘khai tử’ tại thị trường Việt Nam
Tập đoàn Jetstar (Úc) và Vietnam Airlines sau nhiều tháng tích cực đàm phán, đã đi đến thống nhất chính thức. Hãng hàng không Jetstar (Úc) chính thức rút khỏi thị trường Việt Nam và bàn giao lại vốn góp của hãng tại Jetstar Pacific Airlines cho cổ đông lớn là Vietnam Airlines.
Theo Thời báo kinh tế Sài Gòn, ngày 15/6, hãng hàng không Vietnam Airlines phát đi thông cáo chính thức dẫn lời, lãnh đạo cấp cao của Tập đoàn Qantas, Tổng giám đốc hãng Jetstar (Úc), ông Gareth Evans: “Trước sự ngưng trệ nghiêm trọng của ngành hàng không do dịch Covid-19 và một thị trường cạnh tranh gay gắt như Việt Nam, chúng tôi cho rằng đã đến lúc tận dụng lợi thế và tiềm lực của Vietnam Airlines tại thị trường nội địa”.
Như vậy, sau 13 năm hoạt động kinh doanh không hiệu quả, Tập đoàn Jetstar (Úc) chính thức rút lui khỏi thị trường Việt Nam. Hàng loạt các thủ tục cần thiết để đổi tên thương hiệu thành Pacific Airlines và thay đổi hệ thống bán vé sang về tập đoàn Vietnam Airlines.
Khi nào Jetstar Pacific hoạt động chính thức với tên gọi mới là Pacific Airlines sẽ dựa theo quyết định của chính phủ Việt Nam. Tuy nhiên, kể từ ngày 30/6 hãng Jetstar (Úc) sẽ không còn nhân sự, kỹ thuật, quản trị hay đặt chỗ liên quan đến Pacific Airlines và sẽ được Vietnam Airlines vận hành 100% nhằm đồng bộ hóa mạng bay.
Trong suốt 15 năm hoạt động kinh doanh của Jetstar Pacific Airlines (JPA) trong vai trò hãng hàng không giá rẻ chưa bao giờ suôn sẻ. Với định hướng phát triển hãng không giá rẻ thị trường nội địa, Tập đoàn Qantas đã mua lại 30% cổ phần từ Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC). Do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2008 cùng với đội tàu bay cũ trên 15 năm tuổi dẫn đến chi phí nhiên liệu bay ngày càng tăng và hạn chế về tổ chức hoạt động nên hãng JPA liên tục lỗ, tổng lỗ lũy kế từ 2005-2011 của JPAlên đến 2.100 tỷ đồng.
Cuối năm 2011, JPA ngập trong khó khăn, nguy cơ trên bờ vực phá sản, mất khả năng thanh toán khi lỗ lũy kế xấp xỉ 2.500 tỷ đồng và vốn chủ sở hữu âm hơn 600 tỷ đồng.
Năm 2012, Vietnam Airlines được giao nhiệm vụ tiếp nhận và tái cơ cấu toàn diện JPA. Theo đó, tiếp nhận nguyên trạng phần vốn nhà nước tại SCIC từ đầu 2012 và thực hiện tái cơ cấu lần thứ hai. Theo đó, với vai trò cổ đông lớn Vietnam Airlines đã tham gia tái cấu trúc trên định hướng “hàng không truyền thống đi kèm với hàng không giá rẻ”. JPA phải chi 355 tỷ để chuyển đổi và chi phí tái cấu trúc đội bay.
Sau khi cấu trúc, hiệu quả của hãng JPA dần được cải thiện. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, trong 6 tháng đầu năm 2020 hãng tiếp tục lỗ 1.200 tỷ đồng.
Kinh tế Trung Quốc: Lần đầu tiên Chính phủ nước này không đặt mục tiêu tăng trưởng trong năm
Sản lượng công nghiệp trong tháng 5 của Trung Quốc tăng nhưng không đạt kỳ vọng do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.
Theo Reuters, ngày 15/6, các nhà chức trách Trung Quốc đã công bố số liệu sản lượng công nghiệp Trung Quốc tháng 5 tăng 4,4% so với cùng kỳ năm trước, cao nhất kể từ tháng 12. Con số này thấp hơn so với dự báo của các nhà phân tích là 5% nhưng vẫn cao hơn mức 3,9% trong tháng 4, đây cũng là lần tăng đầu tiên kể từ khi Covid-19 xuất hiện tại Trung Quốc cuối năm ngoái.
Bên cạnh đó, sự sụt giảm số đơn hàng xuất khẩu do hạn chế trên toàn cầu đã khiến các nhà máy Trung Quốc phụ thuộc nhiều vào nhu cầu trong nước, vốn đang phục hồi với tốc độ chậm chạp.
Doanh số bản lẻ giảm 2,8% và là tháng giảm thứ 4 liên tiếp, thấp hơn mức 7,5% trong tháng 4. Tình trạng thất nghiệp tăng cùng với sự lo ngại trước làn sóng dịch bệnh thứ hai khiến người tiêu dùng vẫn có tâm lý thận trọng.
Đầu tư tài sản cố định trong giai đoạn tháng 1 đến tháng 5 giảm 6,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Đầu tư tài sản cố định giảm 10,3% trong 4 tháng đầu năm.
Trong Quý I năm nay, kinh tế Trung Quốc đã giảm 6,8%, lần đầu tăng trưởng âm kể từ năm 1992. Lần đầu tiên Chính phủ nước này không đặt mục tiêu tăng trưởng trong năm. Theo Phó thống đốc ngân hàng trung ương Trung Quốc nhận định ảnh hưởng của dịch Covid-19 cao hơn dự báo và cần có thêm chính sách hỗ trợ.
Chứng khoán Mỹ tăng điểm do động thái mới của Fed
Do các nhà đầu tư tự tin hơn sau một tháng thông báo của Cục Dữ trữ liên bang Hoa Kỳ (Fed) liên quan đến chương trình mua trái phiếu doanh nghiệp, các chỉ số chính tăng gần 1%.
Theo Reuter, chốt phiên 15/6, phố Wall đã đóng cửa với chỉ số công nghiệp trung bình Dow Jones lên 25.763 điểm, tăng 0,62%; chỉ số S&P lên 3.006 tăng điểm, tăng 0,83% và Nasdaq Composite tăng 1,43%, lên 9.726 điểm. Toàn bộ 11 nhóm ngành chính của S&P đều đóng cửa đi lên, dẫn đầu là ngành hàng tiêu dùng và tài chính.
Nhà sản xuất thuốc Moderna Inc đã tăng 7.4% sau một báo cáo rằng Israel đang đàm phán để mua vắc-xin coronnavirus.
Giữa phiên giao dịch buổi chiều, cả 3 chỉ số chứng khoán quay đầu tăng sau khi Fed thông báo sẽ áp dụng thêm các biện pháp tiếp cận cơ sở tín dụng doanh nghiệp thứ cấp của thị trường nhằm đa dạng danh mục đầu tư.
Chiến lược gia đầu tư, quản lý danh mục đầu tư cao cấp tại SlateStone Wealth LLC ở New York cho biết ‘Không nghi ngờ gì nữa, thị trường thích điều này. Làm gì có ai không thích bánh kem hơn?”. Ông nói thêm ”Nó giúp các nhà đầu tư mua cổ phiếu nhỏ lẻ và chịu rủi ro cao hơn vì Fed đã ngăn chặn và hỗ trợ thị trường trái phiếu và giữ mức lãi suất ổn định”.
Nhờ hàng loạt các chính sách kích thích tài khóa và nền kinh tế của giới chức, cùng với việc các bang của Mỹ đang dần mở cửa trở lại, chứng khoán Hoa Kỳ đã tăng ấn tượng kể từ cuối tháng 3. Chỉ số S&P 500 banking ngày 15/6 tăng 1.6%
“Các ngân hàng có lẽ đang ôm một lượng trái phiếu doanh nghiệp trên bảng cân đối kế toán và giờ họ đã tìm được người mua chúng”, ông Pavlik nói, “Sẽ có người mua lượng trái phiếu doanh nghiệp này vì Fed cho rằng việc này ổn”.
Một báo cáo chỉ số sản xuất Empire State tốt hơn nhiều so với dự kiến, bằng chứng cho thấy nền kinh tế Mỹ đang trên đà hồi phục.
Trước đó, Cục dự trữ Liên bang Hoa Kỳ tuyên bố đã mở cửa đăng ký cho chương trình “cho vay đường phố chính” để giúp các doanh nghiệp vượt qua khủng hoảng do dịch bệnh Covid-19.
Nhà giàu Trung Quốc tìm cách chuyển tiền ra nước ngoài trước khi đồng nhân dân tệ suy yếu
Lo ngại trước đồng nhân dân tệ tiếp tục mất giá, một số người giàu có Trung Quốc đang tìm cách để chuyển tiền ra nước ngoài.
Cuối tháng trước, đồng nhân dân tệ đã rơi xuống còn 7,19 đổi một USD, nhiều thương nhân Trung Quốc tin rằng đồng nội tệ của Trung Quốc sẽ tiếp tục suy yếu. Cùng với lo ngại về căng thẳng thương mại đang gia tăng với Mỹ, nhiều người đang tìm cách vượt qua các quy định để chuyển tiền khỏi Trung Quốc.
Cách thức phổ biến là lập một tài khoản USD ở HongKong và thông qua đó để chuyển tiền ra nước ngoài, đây không phải cách mới nhưng thời điểm này lại xuất hiện trở lại. Bên cạnh đó khi Covid-19 lan rộng, giới có tiền của Trung Quốc cũng trở nên quan tâm hơn tới các bất động sản và sản phẩm bảo hiểm ở nước ngoài.
Theo tờ Nikkei Asian Review, khoảng 100 người đã xem một hội thảo trực tuyến trong tháng này về đầu tư vào Ireland về các bất động sản được cho là miễn nhiễm với căng thẳng Mỹ – Trung. Theo các nhà môi giới, các địa điểm khác như Malta và Cyprus cũng là những lựa chọn phổ biến của nhà giàu Trung Quốc.
Trung Quốc có quy tắc chặt chẽ về đổi ngoại tệ, giới hạn chỉ 50.000 USD cho mỗi người một năm, cùng với việc cấm du lịch và không thể mang tiền mặt ra nước ngoài, các hoạt động đầu tư nước ngoài bị ảnh hưởng, chỉ đạt 1 tỷ USD trong quý đầu tiên.
Tuy vậy, đến cuối tháng 5 các yêu cầu tư vấn của khách hàng Trung Quốc với các sản phẩm bảo hiểm ở HongKong có xu hướng tăng, nhưng giới nhà giàu vẫn lo lắng việc chuyển tiền theo phương thức này sẽ bị cắt đứt khi chính phủ ra dự luật an ninh mới tại đặc khu này.
The post Hãng hàng không Jetstar của Úc chính thức ‘khai tử’ tại thị trường Việt Nam appeared first on Đại Kỷ Nguyên.
Xem thêm: lmth.man-teiv-gnourt-iht-iat-ut-iahk-cuht-hnihc-cu-auc-ratstej-gnohk-gnah-gnah/us-ioht/vt.nkd.www