vĐồng tin tức tài chính 365

Vụ "siêu doanh nghiệp" 144.000 tỷ đồng từng được lập ra ở Hà Nội: Đăng ký nhầm vì say rượu, một trong 3 cổ đông "chỉ học

2021-06-01 17:13

Đầu năm 2020, dư luận từng xôn xao trước thông tin Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho một doanh nghiệp có vốn điều lệ là 144.000 tỷ đồng trong lĩnh vực bất động sản, xây dựng.

Cụ thể, đó là CTCP Tư vấn đầu tư quốc tế và dịch vụ thương mại USC (USC Interco), có trụ sở chính tại Số 10, ngõ 234 đường Thôn Lai Xá, Xã Kim Chung, Huyện Hoài Đức, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.

Tại thời điểm đó, cả nước chỉ có 5 doanh nghiệp có vốn điều lệ trên 100.000 tỷ đồng, gồm 3 tập đoàn kinh tế nhà nước là PetroVietnam, EVN và Viettel cùng 2 doanh nghiệp FDI là Formosa Hà Tĩnh và Vietnam Beverage - thành viên của tập đoàn đồ uống ThaiBev của Thái Lan.

Đại diện Cục Quản lý đăng ký kinh doanh cho biết doanh nghiệp đăng ký qua mạng nên phía Cục đã gọi điện trực tiếp để hỏi xem doanh nghiệp có ghi nhầm không. "Tuy nhiên doanh nghiệp khẳng định là không nhầm và cam kết sẽ góp đủ số vốn điều lệ này trong vòng 90 ngày theo đúng quy định".

Về cơ cấu, Công ty USC Interco có 3 cổ đông, bao gồm ông Trần Gia Phong và bà Kim Thị Phương mỗi người góp 30%, tương ứng 43.200 tỷ đồng cùng ông Nguyễn Hoàn Sơn góp 40%, tương ứng 57.600 tỷ đồng. Người đại diện pháp luật là ông Trần Gia Phong.

Tuy nhiên, sau khi thông tin về siêu doanh nghiệp này được cả xã hội quan tâm, bà Kim Thị Phương, một trong ba cổ đông, đã khẳng định với báo chí rằng số vốn 144.000 tỷ đồng là đăng ký nhầm.

Vụ siêu doanh nghiệp 144.000 tỷ đồng từng được lập ra ở Hà Nội: Đăng ký nhầm vì say rượu, một trong 3 cổ đông chỉ học hết lớp 5, làm nghề ship nước khoáng - Ảnh 1.

Bà Kim Thị Phương, một trong 3 cổ đông đăng ký góp vốn cho "siêu doanh nghiệp" 144.000 tỷ đồng.

"Mấy ông kia uống rượu vào, nhiều chữ số quá nên ghi nhầm đấy. Tôi nào có biết gì, giờ già rồi, còn đang chạy ăn từng bữa thì lấy đâu tiền góp vốn", bà Phương nói.

Trụ sở công ty cũng chính là căn nhà 3 tầng nơi bà Phương ở, trong đó phòng khách hơn 20 m2 có một bộ bàn ghế, một kệ tivi, còn lại là chỗ để các bình nước sẵn sàng mang đi ship cho khách.

Với trình độ "học hết lớp 5 ở trường làng", bà Phương cho biết bản thân cũng sửng sốt khi biết mình được đề tên là kế toán trưởng của doanh nghiệp. "Nếu mà đến trình độ kế toán trưởng thì tôi đã không ngày ngày đi ship hàng thế này".

Trả lời câu hỏi vì sao không biết vẫn đứng tên mở công ty, bà Phương phân trần: "Mình nghĩ đơn giản, không ảnh hưởng gì. Vì có tiền đâu, có góp đồng nào đâu. Nhà tôi ăn bữa nọ chạy bữa kia, ruộng vườn thì không có, lãi vay trả đều đều". Bà nói thêm rằng hai "cộng sự" còn lại là ông Phong làm công ty gỗ, còn ông Sơn cũng đi buôn nước khoáng. Và cả hai người này cũng đều "không có tiền".

Để tránh sự vụ ầm ĩ và ảnh hưởng tới cuộc sống, trong ngày 27/2/2020, bà Phương đã ra Bộ Kế hoạch & Đầu tư hủy đăng ký lập công ty.

Trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, tình trạng của USC Interco hiện được ghi chú là: Đang làm thủ tục giải thể.

Theo quy định pháp luật hiện hành, thành viên phải góp vốn cho công ty đủ và đúng loại tài sản như đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Nếu sau thời hạn 90 ngày, có cổ đông chưa thanh toán hoặc chỉ thanh toán được một phần số cổ phần đã đăng ký mua, thì công ty phải đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ bằng giá trị mệnh giá số cổ phần đã được thanh toán đủ và thay đổi cổ đông sáng lập trong thời hạn 30 ngày.

Nhật Anh (tổng hợp)

Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị

Xem thêm: nhc.1353736110601202-gnaohk-coun-pihs-ehgn-mal-5-pol-teh-coh-ihc-gnod-oc-3-gnort-tom-uour-yas-iv-mahn-yk-gnad-ion-ah-o-ar-pal-coud-gnut-gnod-yt-000441-peihgn-hnaod-ueis-uv/nv.zibefac

Comments:0 | Tags:No Tag

“Vụ "siêu doanh nghiệp" 144.000 tỷ đồng từng được lập ra ở Hà Nội: Đăng ký nhầm vì say rượu, một trong 3 cổ đông "chỉ học”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools