vĐồng tin tức tài chính 365

Giữ vững lợi thế thu hút FDI dù đang chống dịch

2021-06-02 10:59

Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, Việt Nam đang nỗ lực để tiếp tục là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) khi tiếp tục ghi nhận kết quả tích cực trong thu hút FDI với gần 14 tỉ USD vốn đăng ký và 7,15 tỉ USD vốn thực hiện trong 5 tháng đầu năm 2021.

Việt Nam vẫn là điểm đầu tư hấp dẫn

Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), trong gần 5 tháng đầu năm 2021, có 613 dự án FDI mới được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư với tổng vốn đăng ký đạt gần 8,83 tỉ USD, tăng 18,6% so với cùng kỳ năm trước. Lượng vốn FDI đăng ký điều chỉnh tăng thêm đạt 3,86 tỉ USD, tăng 11,7% so với cùng kỳ, trong khi tổng giá trị vốn góp mua cổ phần giảm hơn một nửa, còn 1,31 tỉ USD.

Dòng vốn FDI chảy vào 18 ngành, lĩnh vực. Trong đó, công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với 6,14 tỉ USD, chiếm 43,9% tổng vốn đầu tư đăng ký. Lĩnh vực sản xuất, phân phối điện đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư 5,43 tỉ USD, chiếm 38,8%. Tiếp theo là lĩnh vực kinh doanh bất động sản, bán buôn, bán lẻ với tổng vốn đăng ký đạt 1,05 tỉ USD và gần 522 triệu USD. Singapore là đối tác dẫn đầu với 5,26 tỉ USD, chiếm gần 37,6% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam trong 5 tháng đầu năm; Nhật Bản đứng thứ hai với 2,59 tỉ USD. Đáng chú ý, trong tổng vốn đầu tư FDI gần 14 tỉ USD vào Việt Nam 5 tháng đầu năm, TP HCM vượt qua Cần Thơ vươn lên vị trí thứ hai với 1,34 tỉ USD, chiếm 9,6%.

Giữ vững lợi thế thu hút FDI dù đang chống dịch - Ảnh 1.

Công nhân làm việc tại một doanh nghiệp FDI ở tỉnh Hà Nam Ảnh: MINH PHONG

Một số dự án lớn trong 5 tháng đầu năm 2021 có thể kể đến như dự án Nhà máy Điện LNG Long An I và II (Singapore), tổng vốn đăng ký trên 3,1 tỉ USD với mục tiêu truyền tải và phân phối điện, sản xuất điện tại Long An; dự án Nhà máy Nhiệt điện Ô Môn II (Nhật Bản) tổng vốn đăng ký trên 1,31 tỉ USD; dự án LG Display Hải Phòng (Hàn Quốc) của Công ty TNHH LG Display Việt Nam Hải Phòng bổ sung vốn 750 triệu USD; dự án Công nghệ tế bào quang điện Jinko Solar PV Việt Nam (Hồng Kông - Trung Quốc) có vốn đầu tư đăng ký 498 triệu USD với mục tiêu sản xuất tấm quang năng và sản xuất thiết bị điện khác tại Quảng Ninh.

Theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Thị Bích Ngọc, dù FDI toàn cầu chưa có dấu hiệu tăng trưởng trở lại nhưng kết quả thu hút FDI trong những tháng vừa qua của Việt Nam vẫn rất khả quan, cho thấy nỗ lực và quyết tâm của Chính phủ, các bộ ngành, địa phương trong bối cảnh khó khăn của đại dịch Covid-19. Theo bà Ngọc, Việt Nam vẫn kiên định với những giải pháp thực hiện mục tiêu kép là vừa bảo đảm chống dịch Covid-19 vừa phát triển kinh tế nên sẽ tiếp tục là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư.

Đã có những lo ngại khi dịch Covid-19 bùng phát lần thứ 4 tại Việt Nam sẽ ảnh hưởng đến quá trình thu hút dòng vốn FDI. Đặc biệt khi đợt dịch lần thứ 4 diễn ra khá phức tạp tại các tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh, nơi có nhiều khu công nghiệp và cũng là điểm đến quen thuộc của các nhà đầu tư. Tuy nhiên, trao đổi với phóng viên, chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu cho rằng so với các nước trên thế giới, Việt Nam được đánh giá khống chế dịch tốt, đây là lợi thế của chúng ta trước các nhà đầu tư.

Theo ông Hiếu, ở các địa phương Bắc Giang, Bắc Ninh, Chính phủ, các bộ, ngành và chính quyền vào cuộc quyết liệt, bên cạnh nhiệm vụ khống chế dịch đã rất nỗ lực để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp (DN) sản xuất an toàn. Đồng thời, các bộ, ngành đã khẩn trương xây dựng quy trình sản xuất an toàn trong các khu công nghiệp, điều này giúp các nhà đầu tư yên tâm hơn khi chọn Việt Nam là điểm đến.

Mong sớm khống chế dịch

Từ kết quả thu hút vốn FDI vào Việt Nam 5 tháng qua, các chuyên gia cho rằng cần nỗ lực sớm kiểm soát dịch Covid-19 để giữ đà ổn định. Trong suốt năm 2020 và những tháng đầu năm 2021, kết quả kiểm soát dịch đã đưa đến cho Việt Nam nhiều lợi thế trong cuộc đua thu hút các nhà đầu tư ngoại. Bên cạnh đó, Chính phủ đã thành lập Tổ Công tác thúc đẩy hợp tác đầu tư nước ngoài để hỗ trợ các tập đoàn đa quốc gia, DN nước ngoài lớn nắm bắt kịp thời các cơ hội hợp tác đầu tư tại Việt Nam.

Chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu nhấn mạnh việc khống chế dịch Covid-19 là quan trọng nhưng cũng cần chủ động xây dựng kế hoạch "sống chung với đại dịch". Bởi việc này giúp các DN sẵn sàng hoạt động, vận hành sản xuất trong mọi hoàn cảnh, vừa bảo đảm an toàn vừa không đứt gãy chuỗi cung ứng. Khi chúng ta an toàn trong đại dịch thì việc các nhà đầu tư tìm đến là điều tất yếu.

"Với những kết quả đạt được trên nhiều mặt, chúng ta đã tạo ra niềm tin, uy tín và sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư tại Việt Nam. Do vậy, trong thời gian tới, cần tiếp tục phát huy, giữ tinh thần cải cách hành chính, ổn định môi trường đầu tư kinh doanh, đổi mới thông thoáng hơn. Cùng với đó, các địa phương cần sẵn sàng về hạ tầng, nguồn nhân lực, đặc biệt nhân lực chất lượng cao" - ông Nguyễn Trí Hiếu đề xuất.

Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Vũ Tiến Lộc khẳng định Việt Nam vẫn là điểm hấp dẫn với các nhà đầu tư trong làn sóng dịch chuyển các chuỗi cung ứng. Ông Vũ Tiến Lộc cho rằng chúng ta cần tận dụng tối đa lợi thế khi Việt Nam đã mở ra thị trường rất lớn nhờ việc thực thi các hiệp định thương mại tự do quan trọng. Theo phân tích của chủ tịch VCCI, khi Việt Nam mở rộng không gian về thị trường sẽ là điểm thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài.

Về phía Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cơ quan này nhấn mạnh với các luật liên quan đến đầu tư - kinh doanh như: Luật Đầu tư sửa đổi, Luật DN sửa đổi, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) đã được thông qua với nhiều điểm mới, hướng đến sự đơn giản hóa thủ tục đầu tư, minh bạch, đa dạng hóa các hình thức đầu tư sẽ là cơ sở quan trọng để thu hút dòng vốn FDI.

Sẽ có ưu đãi đầu tư đặc biệt

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang hoàn thiện dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về ưu đãi đầu tư đặc biệt nhằm hướng tới việc thu hút đầu tư có chọn lọc, ưu tiên các dự án có công nghệ tiên tiến, công nghệ mới, công nghệ cao, có giá trị gia tăng cao, tác động lan tỏa, kết nối chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu. Tại dự thảo, những ưu đãi đầu tư đặc biệt sẽ được phân làm 3 mức, trong đó mỗi mức gồm ưu đãi về thuế thu nhập DN và ưu đãi về tiền thuê đất, thuê mặt nước. Trường hợp dự án đầu tư không thực hiện đúng cam kết và điều kiện áp dụng ưu đãi đầu tư đặc biệt, tổ chức kinh tế sẽ không được áp dụng ưu đãi hoặc phải bồi hoàn ưu đãi đã hưởng.

Xem thêm: mth.10140851210601202-hcid-gnohc-gnad-ud-idf-tuh-uht-eht-iol-gnuv-uig/et-hnik/nv.moc.dln

Comments:0 | Tags:No Tag

“Giữ vững lợi thế thu hút FDI dù đang chống dịch”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools