vĐồng tin tức tài chính 365

Khi virus mang màu… tin giả

2021-06-02 12:36

Khi virus mang màu… tin giả

Nam Hưng

(KTSG Online) - Trong những ngày dịch bệnh diễn biến phức tạp, bên cạnh các thông tin chính thống được phát đi từ cơ quan chức năng, không ít thông tin lan truyền trên mạng xã hội xuất hiện dày đặc. Đáng nói, trong hằng hà sa số các thông tin này, không phải thông tin nào cũng chính xác, có kiểm chứng.

Mới đây, hình ảnh một em bé khoảng 3 tuổi với những cảnh nằm ngủ, ăn cơm một mình, thậm chỉ trốn xuống gầm giường ở khu cách y tại Bắc Giang đã gây xôn xao cộng đồng mạng. Thông tin trên mạng xã hội và các trang có tên miền “na ná” vài tên các tờ báo đăng tải, hầu hết đều có nội dung giống nhau, cho rằng em bé đi cách ly một mình.

Ngay sau đó, trên mạng xã hội, nhiều bình luận cho rằng như vậy là không ổn, là bất cập, là sai trái khi để trẻ em phải một mình trong khu cách ly. Khi mọi thứ ầm ầm lên, báo chí chính thống vào cuộc và thông tin được xác minh: bé là thành viên của một gia đình mà phụ huynh phải chuyển đi nơi khác để điều trị Covid-19. Em bé này vẫn ở lại khu cách ly để theo dõi và có người thân cách ly cùng để chăm sóc, bên cạnh sự chăm sóc của lực lượng làm nhiệm vụ tại khu cách ly.

Theo thông tin từ cơ quan chức năng, hiện cả nước có hơn 4.000 trẻ em đang thực hiện cách ly y tế liên quan đến dịch bệnh Covid-19. Đây không phải là một con số nhỏ và trong hàng ngàn trường hợp ấy, có nhiều em thuộc gia đình diện khó khăn, về vật chất cũng như không còn người thân để chăm sóc. Tuy nhiên, bên cạnh sự hỗ trợ từ cộng đồng thì Nhà nước cũng kịp thời đưa ra các chính sách phù hợp thực tế. Mới đây, Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội đã có quyết định về việc hỗ trợ cho trẻ em bị nhiễm Covid-19 và trẻ em phải cách ly tập trung để phòng, chống dịch Covid-19.

Theo quyết định này, trẻ em từ 0-16 tuổi đang điều trị, cách ly y tế tập trung sẽ được hỗ trợ tiền ăn với mức hỗ trợ 80.000 đồng/ngày/cháu trong 21 ngày, với nguồn hỗ trợ từ Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam. Thời gian áp dụng từ ngày 27-4 đến 31-12-2021. Điều này cho thấy khẩu hiệu “không ai bị bỏ lại phía sau” lúc cả nước đang căng mình chống dịch là thực tế, không phải chỉ để hô hào.

Câu chuyện thứ hai, ngày 31-5, khi dịch bệnh phức tạp, TPHCM áp dụng lệnh giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15 cho cả thành phố, riêng quận Gò Vấp áp dụng Chỉ thị 16. Khi áp dụng quy định này, chính quyền sở tại đã tính đến các yếu tố an sinh cơ bản, đảm bảo lương thực, nhu yếu phẩm cho cộng đồng. Nói cụ thể, không có chuyện siêu thị hết hàng, điểm bán thực phẩm không còn gì để bán… Và cũng không có chuyện người dân trong vùng “phong tỏa” (áp dụng theo các quy định của Chỉ thị 16) bị cấm đi mua nhu yếu phẩm trong thời gian này.

Ấy vậy mà, mặc dù đây không phải là lần đầu tại TPHCM cũng như vài địa phương trên cả nước áp dụng biện pháp phòng, chống dịch bệnh cho cộng đồng mức độ lớn nhưng xem ra kinh nghiệm từ năm ngoái đến nay đã không còn. Người ta vẫn ùn ùn kéo đến siêu thị, điểm bán thực phẩm để gom hàng. Người này mua, người kia lo, tin tức cá nhân đăng tải đầy trên mạng liên quan đến chuyện tích trữ. Người đông nghẹt, chiếc khẩu trang trên mặt từng người làm sao có thể hoàn toàn che chắn trước virus khi trong đám đông ấy nếu có các nguồn lây bệnh?

Ngày đầu tiên của tháng 6-2021, mạng xã hội tràn ngập thông tin một nam bệnh nhân còn trẻ tuổi ở Long An tử vong vì nhiễm Covid-19. Người ta lan truyền, chia sẻ bản tin một cách nhanh chóng, kèm theo đó là các bình luận mang tính hoang mang, lo sợ… Trưa cùng ngày, các cơ quan chức năng đồng loạt ra thông báo để đính chính thông tin này. Không có chuyện nam bệnh nhân kia tử vong vì Covid. Người này vẫn đang được điều trị, dù tình trạng nặng.

Trước đó, thông tin này có xuất hiện trên mạng xã hội rồi lại xuất hiện trên một tờ báo điện tử. Không rõ mạng xã hội “đăng” trước rồi báo đăng theo hay báo đăng rồi mạng xã hội lan truyền nhưng rõ ràng, bản tin kia là giả. Điều này cho thấy, mọi sự vội vàng để có được bản tin nhanh nhất trong những lúc thế này hoàn toàn biến thành một liều thuốc độc.

Tâm lý con người thích sự giật gân và cả những điều bán tín bán nghi, ngôn ngữ đời sống hay gọi là “lời đồn”. Tuy nhiên, đứng trước các diễn biến phức tạp, nếu không bình tĩnh tìm hiểu, suy xét thì có khi, chính những thông tin thu lượm từ những “lời đồn” chẳng những làm cho bản thân và gia đình mình ứng xử sai lệch trước các tình huống mà còn làm cho xã hội thêm phần phức tạp.

Xem thêm: lmth.aig-nit-uam-gnam-suriv-ihk/388613/nv.semitnogiaseht.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“Khi virus mang màu… tin giả”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools