vĐồng tin tức tài chính 365

Vụ doanh nhân Lê Thị Giàu kiện đòi bà Phương Hằng bồi thường 1.000 tỷ đồng: Liệu sẽ đòi được bao nhiêu?

2021-06-02 17:59

Theo đơn khởi kiện, ngày 14/5/2021, trong buổi livestream trên trang cá nhân và các fanpage, bà Nguyễn Phương Hằng (vợ ông Dũng "lò vôi", Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Đại Nam) đã nói chuyện với chủ đề công bố động trời về Lê Thị Giàu và sư thầy Bửu Chánh (chùa Phước Sơn).

 Vụ doanh nhân Lê Thị Giàu kiện đòi bà Phương Hằng bồi thường 1.000 tỷ đồng: Liệu sẽ đòi được bao nhiêu? - Ảnh 1.

Bà Phương Hằng, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Đại Nam

Theo bà Giàu, nội dung bà Phương Hằng nói đã xúc phạm danh dự, uy tín của bà khi bịa đặt, vu khống rằng "thùng tiền công đức của chùa do bà Giàu quản lý", "bà Giàu là "doanh nhân siêu lừa đảo", hung dữ, mua tượng Phật và hoa không trả tiền". Đặc biệt, theo bà Giàu, bà Hằng đã xúc phạm uy tín thương hiệu Mì lá bồ đề, dầu Nhị thiên đường do bà Giàu làm chủ, đang hoạt động là thương hiệu đểu, chứng nhận giả.

 Vụ doanh nhân Lê Thị Giàu kiện đòi bà Phương Hằng bồi thường 1.000 tỷ đồng: Liệu sẽ đòi được bao nhiêu? - Ảnh 2.

Nữ doanh nhân Lê Thị Giàu

Bà Giàu yêu cầu Tòa án buộc bà Nguyễn Phương Hằng gỡ bài nói về bà, công khai xin lỗi và cải chính trên mạng YouTube, bồi thường tổn thất vật chất và tinh thần với số tiền 1.000 tỷ đồng.

 Vụ doanh nhân Lê Thị Giàu kiện đòi bà Phương Hằng bồi thường 1.000 tỷ đồng: Liệu sẽ đòi được bao nhiêu? - Ảnh 3.

Đơn khởi kiện bà Nguyễn Phương Hằng

Nhiều người cho rằng, với số tiền yêu cầu bồi thường "khủng" như trên thì khó có thể được Tòa án chấp nhận, nếu thắng cuộc thì cũng chỉ được bồi thường vài tháng lương cơ sở. Về vấn đề này, Luật sư Phạm Thanh Hữu, Đoàn luật sư TP. Hồ Chí Minh, có một số chia sẻ pháp lý như sau:

Thứ nhất, bà Giàu nếu có căn cứ xác định bà Hằng xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của mình thì hoàn toàn có quyền khởi kiện ra Tòa án để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình.

Thứ hai, căn cứ Điều 592 Bộ luật Dân sự năm 2015, bên xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín (bị đơn) phải bồi thường cho bên bị thiệt hại (nguyên đơn) các khoản sau đây:

(i) Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm bao gồm: chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại; thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút; thiệt hại khác do luật quy định.

Đối với các khoản này, nguyên đơn phải có nghĩa vụ chứng minh thiệt hại, thực tế thiệt hại đến đâu sẽ được bồi thường đến đó. Ví dụ: Bình thường mỗi tháng nguyên đơn bán hàng thu được lợi nhuận 1.000 tỉ đồng; do bị đơn xúc phạm danh dự, nhân phẩm nên khách hàng không mua sản phẩm của nguyên đơn, lợi nhuận của nguyên đơn là 0 đồng. Như vậy, có thể coi nguyên đơn đã bị thiệt hại 1.000 tỉ đồng do bị đơn, do đó bị đơn phải bồi thường 1.000 tỉ đồng cho nguyên đơn (nếu có tài liệu để chứng minh điều này).

(ii) Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định nêu trên và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm không quá mười lần mức lương cơ sở (hiện nay là 14,9 triệu đồng) do Nhà nước quy định.

Do đó, trong trường hợp này mức bồi thường danh dự, nhân phẩm, uy tín do hai bên thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa là 14,9 triệu đồng.

Như Thiên

Doanh nghiệp và Tiếp thị

Xem thêm: nhc.53083727120601202-ueihn-oab-coud-iod-es-ueil-gnod-yt-0001-gnouht-iob-gnah-gnouhp-ab-iod-neik-uaig-iht-el-nahn-hnaod-uv/nv.zibefac

Comments:0 | Tags:No Tag

“Vụ doanh nhân Lê Thị Giàu kiện đòi bà Phương Hằng bồi thường 1.000 tỷ đồng: Liệu sẽ đòi được bao nhiêu?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools