Phiên giao dịch 2.6 VN-Index tăng 3 điểm (0,22%) lên 1.340,78 điểm, thanh khoản ở mức cao, đạt hơn 26 ngàn tỉ đồng. Tuy nhiên, sau một thời gian dài tăng nóng, nhóm cổ phiếu ngân hàng và thép bắt đầu hạ nhiệt.
Đóng cửa, VN-Index tăng 3 điểm (0,22%) lên 1.340,78 điểm, HNX-Index tăng 1,13% lên 322,05 điểm, UPCOM-Index tăng 0,58% lên 89,39 điểm.
Nhóm cổ phiếu ngân hàng phân hóa rõ nét. Thông tin bầu Thụy đăng ký mua vào 32,54 triệu cổ phiếu LPB để nâng sở hữu lên 52,9 triệu cổ phiếu, tương đương 4,92% khiến LPB tăng vọt lên mức trần 31.650 đồng, khớp 30,7 triệu đơn vị và còn dư mua giá trần gần 2 triệu đơn vị.
ACB tăng tới 5,9%, đóng cửa ở mức cao nhất ngày 44.600 đồng, khớp 16 triệu đơn vị. VCB tăng 2,2% lên 106.000 đồng, VPB tăng 1,3% lên 70.200 đồng, khớp 29,4 triệu đơn vị. SSB tăng 1,5% lên 41.500 đồng, khớp 1,8 triệu cổ phiếu. VIB tăng 1% lên 72.000 đồng, MBB tăng 0,8% lên 38.500 đồng, còn lại đều giảm giá.
Ở chiều ngược lại, EIB giảm tới 4,2% xuống 31.150 đồng, tiếp đến là TPB giảm 1,6% xuống 37.200 đồng, BID giảm 1,3% xuống 47.400 đồng, CTG giảm 1,1% xuống 52.000 đồng, HDB giảm 0,9% xuống 34.000 đồng, STB giảm 0,6% xuống 32.200 đồng các mã còn lại đều giảm hơn 1%.
Nhóm cổ phiếu thép cũng đồng loạt giảm như HPG giảm 2,7% xuống 54.000 đồng, HSG giảm 0,5% xuống 43.300 đồng, TLH giảm 2,9% xuống 16.950 đồng, POM giảm 2,9% xuống 17.000 đồng, SMC giảm 0,8%, trong khi NKG đảo chiều tăng 0,4%…
Ở nhóm cổ phiếu dược, 2 trong 3 mã thuộc danh sách đủ điều kiện nhập khẩu vaccine COVID-19 tăng trần.
Cổ phiếu DBT của Dược Bến Tre phiên sáng 2.6 đã bất ngờ tăng trần lên giá 13.150 đồng/cổ phiếu với thanh khoản đạt 70.700 đơn vị, cao gấp ba lần trung bình khối lượng khớp lệnh 10 phiên gần đây.
Cổ phiếu DP1 của Dược phẩm Trung ương CPC1 cũng leo lên mức trần giá 28.000 đồng/cổ phiếu, tăng 72% so với phiên ngày đầu năm.
Trong khi đó cổ phiếu YTC của CTCP Xuất nhập khẩu Y tế TP. HCM tiếp tục đi ngang vùng 76.000 đồng/cổ phiếu trong 8 phiên trở lại đây. Cổ phiếu YTC gần như tắt thanh khoản, không có giao dịch trong suốt thời gian dài.
Khối ngoại bán ròng 1.318 tỷ đồng trên hai sàn HOSE và HNX, tâm điểm giao dịch vẫn là cổ phiếu HPG. Ngược lại, thị trường UPCOM ghi nhận phiên mua ròng phiên thứ ba liên tiếp với giá trị 16,3 tỉ đồng.
Trong đó, HPG tiếp tục là quán quân bị khối ngoại bán ròng phiên thứ 9 liên tiếp với giá trị 956,7 tỉ đồng. Tiếp đến là VIC bị bán ròng 180,2 tỉ đồng.
Góp mặt trong top10 cổ phiếu bị bán ròng mạnh còn có NVL (73,5 tỉ đồng), VNM (59,4 tỉ đồng), STB (48,6 tỉ đồng), MSN (41,3 tỉ đồng), VPB (28,4 tỉ đồng), VJC (21,6 tỉ đồng), PHR (19,8 tỉ đồng) và HCM (17,7 tỉ đồng).
Ở chiều ngược lại, cổ phiếu VCB được khối ngoại mua ròng trên 100 tỉ đồng. Dòng vốn ngoại còn mua BWE (40,7 tỉ đồng), OCB (39,1 tỉ đồng), VIX (27,8 tỉ đồng), NKG (24,1 tỉ đồng) và KDH (22,6 tỉ đồng), BID (19,1 tỉ đồng), chứng chỉ quỹ FUEVFVND (17,7 tỉ đồng), GAS (15,4 tỉ đồng) và SSI (15,3 tỉ đồng).
Xem thêm: odl.101619-teihn-ah-peht-gnah-nagn-mohn-62-ueihp-oc-meid-mat/et-hnik/nv.gnodoal