Đăng ký vốn ảo, để PR sẽ làm méo mó nền kinh tế
Chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu cho rằng số vốn lớn đó chỉ có thể ngân hàng hay một số tập đoàn trên thế giới có. Vì ở Việt Nam, các ngân hàng, hay tập đoàn lớn vốn điều lệ cũng chỉ vài tỉ USD, còn con số hơn 21 tỉ USD của công ty này đăng ký thì cần phải kiểm tra có góp thật hay không. Khi nào các cổ đông góp vốn đủ và chuyển tiền đó vào ngân hàng thì mới được coi là vốn thật.
Theo ông Hiếu, việc các công ty đăng ký vốn điều lệ khác với vốn thực góp ở Việt Nam cũng thường xảy ra. Tình trạng này sẽ làm con số thông kê không chính xác, ảnh hưởng đến điều hành chính sách của chính phủ, làm méo mó bức tranh kinh tế, tạo ra một sự lạc quan không có cơ sở.
Luật sư Trần Xoa, Đoàn Luật sư TP.HCM, cũng cho rằng có tình trạng một số công ty đăng ký vốn điều lệ "ảo" với số tiền lớn để gây sự chú ý của truyền thông cố tình PR cho doanh nghiệp, cho sản phẩm của doanh nghiệp đó. Thế nhưng sau khi đạt được mục đích, công ty sẽ làm thủ tục giảm số vốn điều lệ theo khả năng góp vốn thực tế.
"Tuy nhiên, việc công ty đăng ký vốn ảo khiến làm mất thời gian cho các cơ quan nhà nước xử lý hồ sơ cho các doanh nghiệp và khiến các con số thống kê cũng thiếu chính xác vì những kiểu đăng ký có mục đích PR hoặc đăng ký cho vui" - Luật sư Xoa nói.
Xem thêm: lmth.718989-not-meihk-os-noc-al-ihc-iot-iov-dsu-it-712-noh-it-000005-nov-nd-uhc/et-hnik/nv.olp