Biểu hiện từ những con số
Chính quyền Mỹ đã lên kế hoạch bán 50 máy bay F-35, 18 máy bay không người lái Reaper và các loại vũ khí tối tân cho UAE, sau khi Abu Dhabi bình thường hóa quan hệ với Israel vào tháng 9 năm ngoái. Nhưng, bây giờ Bắc Kinh sẽ làm phức tạp thêm khi kết thúc một thương vụ ước tính khoảng 23 tỷ USD. Thực tế, theo tình báo Mỹ, Trung Quốc đã dỡ một số thùng vật liệu không rõ nguồn gốc tại một sân bay ở UAE, báo The Wall Street Journal đưa tin.
Mỹ sẽ có một cái nhìn không thiện chí về bất kỳ mối quan hệ xích lại nào với Trung Quốc. Về vấn đề này, David Schenker, cựu Ngoại trưởng phụ trách các vấn đề Cận Đông, hồi tháng 5 năm vừa qua cho biết “việc chuyển giao F-35 - viên ngọc quý trong kho vũ khí của Mỹ - liên quan đến mức độ “chung thủy” của UAE với Washington”. Nói cách khác, Washington muốn giữ độc quyền bán vũ khí cho UAE.
Ngoại trưởng Trung Quốc và người đồng cấp Iran ký thỏa thuận hợp tác chiến lược trong 25 năm. |
Đối với Manuel Pouchelet, chuyên gia địa chính trị của Bộ Các lực lượng vũ trang Pháp, bất chấp sự cạnh tranh của Trung Quốc trên thị trường vũ khí ở Trung Đông, người Mỹ vẫn có lợi thế rõ ràng. “Lĩnh vực mà người Mỹ có lợi thế không thể phủ nhận là bán thiết bị quân sự, trong đó khu vực Trung Đông không chỉ là khách hàng, mà trên hết là phụ thuộc rất nhiều. Thị trường vũ khí là 36% đối với Mỹ, 21% đối với Nga, 7% đối với Pháp và 5% đối với Trung Quốc”, ông Pouchelet nói với Sputnik.
Theo số liệu của Pouchelet - người từng làm việc ở cả châu Âu và Trung Đông - Trung Quốc do đó thua xa Mỹ. Nhưng, bất kể việc bán vũ khí như thế nào, Bắc Kinh sẽ làm tốt nhờ cộng đồng người Hoa ở hải ngoại. Ngày nay, 200.000 người Trung Quốc sống ở UAE và Quan Thoại đã trở thành ngôn ngữ thứ ba được dạy ở trường tại vương quốc này. Ngoài ra, kể từ sau đại dịch COVID-19, chính quyền Trung Quốc đã tăng cường liên kết với các nước Vùng Vịnh. UAE là quốc gia đầu tiên trên thế giới phê duyệt vaccine Sinopharm. Và theo quan điểm của dự án Con đường tơ lụa mới, Trung Quốc có ý định cắm rễ lâu dài trong khu vực Trung Đông.
Kể từ khi công bố dự án Con đường tơ lụa mới vào năm 2013, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã thực sự thể hiện sự quan tâm ngày càng lớn đến Trung Đông. Khu vực này nằm ở ngã tư của thị trường châu Á và châu Âu. Do đó, thông qua sáng kiến thương mại của mình, Trung Quốc đang ít nhiều trở thành một nhân tố quan trọng trong khu vực. Thông qua chuyến công du của Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị tới Trung Đông vào tháng 3 vừa qua, Bắc Kinh đang nói chuyện với tất cả các nước trong khu vực.
Trong chuyến thăm của mình, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc đã đến thăm Iran, Saudi Arabia, Thổ Nhĩ Kỳ, Bahrain, UAE và Oman. Do đó, một chính sách ngoại giao tích cực chứng tỏ tầm quan trọng của khu vực đối với Bắc Kinh. “Trung Đông là một khu vực chiến lược đối với Bắc Kinh, vì nó nằm ở ngã tư các tuyến đường của dự án Con đường tơ lụa mới. Để đảm bảo an ninh cho các tuyến đường của mình, Trung Quốc sẽ cần phải “thuê các nước trong khu vực đảm bảo an ninh cho mình”, ông Manuel Pouchelet nhấn mạnh.
Do vậy, Trung Quốc “cần sự ổn định của Trung Đông”, ông nói thêm. Về điều này, “Trung Quốc là người mới thường hành động cùng với Nga”, chuyên gia địa chính trị nhận định. Nhưng, sự hiện diện của Trung Quốc cũng sẽ có thể thực hiện được do sự rút lui dần dần của một số cường quốc trong khu vực.
Đầu tư 400 tỷ vào Iran
Đó là vào năm 2011, cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama và bà Hillary Clinton đã đưa ra chính sách “xoay trục châu Á” nổi tiếng. Dự án này nhằm chuyển trọng tâm chính sách đối ngoại của Mỹ từ Trung Đông sang châu Á - Thái Bình Dương. Mục tiêu rất đơn giản: kiềm chế sức mạnh của Trung Quốc. Theo hướng này, cựu Tổng thống Donald Trump đã biến Trung Quốc trở thành đối thủ kinh tế và thương mại chính trong suốt nhiệm kì của mình, do đó cho thấy rằng Trung Đông đã trở thành một khu vực thứ yếu đối với chính quyền Mỹ.
Hiện tại, Tổng thống Joe Biden vẫn đi theo đường lối tương tự trong khu vực. Ông tuyên bố vào ngày 14-4 về việc rút toàn bộ quân đội Mỹ ở Afghanistan vào ngày 11-9-2021. Liệu việc rút quân dần dần này có mang lại lợi ích cho Trung Quốc không?
Do có nhiều sự trì hoãn của phương Tây đối với vấn đề Iran, Trung Quốc đã tự mình đặt ra như một giải pháp thay thế thực sự cho Tehran. Thật vậy, kể từ khi Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân vào năm 2018 và thắt chặt các biện pháp trừng phạt kinh tế, Iran đã bị cô lập hơn bao giờ hết. Tháng 3 vừa qua, Tehran và Bắc Kinh đã ký một thỏa thuận thương mại và quân sự kéo dài 25 năm. Thỏa thuận cho biết Trung Quốc đầu tư 400 tỷ USD vào Iran. Nhưng đó sẽ là một thỏa thuận đôi bên cùng có lợi. Trung Quốc vẫn phụ thuộc vào nguồn cung cấp dầu khí của Iran. Kể từ năm 2017, Trung Quốc đã trở thành nhà nhập khẩu dầu hàng đầu thế giới. Do đó, mối quan hệ đối tác đặc quyền này với Iran cho phép Trung Quốc đảm bảo một phần nguồn cung của mình. Một thỏa thuận có thể thu hút sự quan tâm của những nước khác trong tương lai.
“Mạng lưới liên minh vẫn còn nhiều thứ phải được xây dựng, bởi ngay cả có lịch sử lâu đời, Trung Quốc không thể biết được sự biến động của Trung Đông và sự bất ổn thường xuyên của nó. Các quốc gia trong khu vực đang bất lực trước các giải pháp của phương Tây và đặc biệt hơn là của Mỹ, được coi là phải chịu trách nhiệm về các tệ nạn xã hội hiện nay và các cuộc xung đột khác”, Manuel Pouchelet kết luận.
Mộc Thạch (Tổng hợp)Xem thêm: /586346-gnoD-gnurT-o-gnouh-hna-gnat-aig-couQ-gnurT/gtna-naul-hniB-neik-uS/nv.moc.dnac.gtna