Logistics hub - Sức bật kinh tế phía Nam
Các chuyên gia cho rằng với đà tăng trưởng mạnh mẽ về dịch vụ hậu cần (logistics), cùng với nhiều lợi thế về vị trí địa lý, hạ tầng được đẩy mạnh thời gian qua cho thấy khu vực Long Thành - Đồng Nai đang tiến dần đến mục tiêu trở thành logistics hub không chỉ của nội địa mà còn mang tầm quốc tế.
Logistics hub hay trung tâm logistics là một trung tâm hoặc khu vực cụ thể có vai trò kết nối các hoạt động liên quan đến vận chuyển, tổ chức, tách, điều phối và phân phối hàng hóa cho vận chuyển quốc gia và quốc tế, trên cơ sở thương mại của các nhà khai thác khác nhau.
Cần sự quyết liệt hơn để giành lại “thị phần”
Nhiều chuyên gia nhận định một trong những nguyên nhân khiến Việt Nam nói chung và miền Nam nói riêng vẫn chưa thể bứt phá trở thành logistics hub của cả nước và quốc tế trong những năm qua là do hạ tầng còn yếu kém, dẫn đến việc vận chuyển hàng hóa phải đi lòng vòng và đội chi phí lên cao. Thực tế, khoản chi phí logistics đang chiếm khoảng 20% trên giá trị sản phẩm đã phần nào hạn chế sự phát triển của các doanh nghiệp trong nước.
Tàu cập bến bốc dỡ hàng hóa tại cảng Tân Cảng - Cái Mép (Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn) tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Ảnh: Trọng Đức/TTXVN |
Đối với hàng nông sản xuất khẩu từ Đồng bằng sông Cửu Long, với khó khăn do không xuất khẩu trực tiếp từ vùng trồng mà phần lớn vận chuyển lên Thành phố Hồ Chí Minh để xuất đi từ Cảng Cát Lái hay vận chuyển ra Cái Mép để vận chuyển tuyến trực tiếp đi châu Âu hay châu Mỹ do đó tăng chi phí và kéo dài thời gian.
Trong khi đó, ở các nước trong khu vực như Thái Lan, Singapore… mặc dù không được đánh giá cao về tiềm năng Logistics như Việt Nam nhưng lại có sự chuyển biến mạnh mẽ nhờ sự đầu tư bài bản về hạ tầng. Singapore đã liên tiếp ghi tên mình vào Top 5 bảng xếp hạng Chỉ số năng lực Logistics (LPI) do World Bank thực hiện. Theo xếp hạng LPI, Thái Lan cũng đã vươn lên vị trí thứ 32 trong năm 2018 (từ vị trí thứ 45 vào năm 2016), chỉ đứng sau Singapore trong ASEAN, vượt qua Malaysia và đứng thứ bảy ở Châu Á. Để làm được điều này, Thái Lan đã đầu tư sâu vào cơ sở hạ tầng giao thông theo Kế hoạch Phát triển Kinh tế và Xã hội quốc gia 5 năm lần thứ 12 (2017-2021), nhằm cắt giảm chi phí logistics của nước này xuống 12% GDP vào năm 2021 từ 14% vào năm 2016.
Theo phân tích của chuyên gia, về địa lý, Việt Nam có nhiều lợi thế phát triển hơn Thái Lan nhờ vào Biển Đông. Trong khi thị trường Biển Đông là thị trường lớn nhất thế giới, nơi hội tụ Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, phía Đông nước Nga, tiêu thụ nguồn hàng khổng lồ và xuất đi lượng hàng vô cùng lớn. Theo nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới, trong khu vực Mê Kông có 4 hành lang kinh tế: Côn Minh - Bangkok, Côn Minh - Hải Phòng, Rangun - Quảng Trị, Bangkok - TPHCM, thì 3 đổ về Việt Nam. Với lợi thế này, theo TS. Nguyễn Tuấn Hoa thuộc Trung tâm Học tập Phát triển TPHCM (HDLC), Việt Nam sẽ trở thành trung tâm Logistics quốc tế nếu có một chiến lược đầu tư bài bản vào cơ sở hạ tầng.
Việt Nam có thứ hạng đứng đầu trong các thị trường mới nổi và xếp hạng cao nhất trong nhóm các nước có thu nhập trung bình thấp. |
Trung tâm Long Thành hoàn toàn có thể bứt phá thành Logistics Hub
Theo Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA), tốc độ phát triển của ngành logistics ở Việt Nam những năm gần đây đạt khoảng 14 -16%, với quy mô khoảng 40 - 42 tỉ đô la Mỹ/năm.
Ở phía Nam, đặc biệt là khu vực trung tâm Long Thành-Đồng Nai với hàng loạt các siêu dự án hạ tầng, một logistic Hub của miền Nam đang dần dần hình thành, được Chính phủ tích cực ưu tiên phát triển đồng bộ từ Cảng hàng không ( đường không), kết nối dễ dàng với Cảng nước sâu Thị Vải - Cái Mép ( đường thủy), nút giao cao tốc Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây và Quốc lộ 51, cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (đường bộ).
iD Junction - khu đô thị kết nối Logistics Hub Long Thành. |
Khi hạ tầng phát triển trong vài năm tới sẽ góp phần nối liền mạng lưới giao thông TPHCM - Bà Rịa - Vũng Tàu - Đồng Nai, tạo nên cục diện rõ nét cho tam giác vàng Logistics phía Nam, với trung tâm Long Thành là Logistics Hub của cả khu vực.
Nhận thức rõ với các khu đô thị vệ tinh thì ưu thế về khoảng cách địa lý đến TPHCM càng gần, hạ tầng tốt sẽ là yếu tố quan trọng để thu hút các nhà đầu tư chiến lược, Nhà phát triển Tây Hồ Group cho ra đời “đứa con tinh thần” iD Junction sau nhiều năm ấp ủ. Dự án tọa lạc ngay tam giác vàng Logistics của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, gồm các tuyến đường số 1 di chuyển vào sân bay quốc tế Long Thành. Đây là vị trí kết nối liên vùng, thông thương quốc tế thuận lợi nhất mà chưa có dự án nào tọa lạc tại trung tâm Long Thành có được.
iD Junction sẽ trở thành khu đô thị kết nối logistics Hub Long Thành. |
Dự án khu đô thị iD Junction Nhà phát triển dự án: Tây Hồ Group Quy hoạch Tổng thể: B+H Canada Thiết kế kiến trúc: RSP Singapore Thiết kế kết cấu: Aurecon Australia Thiết kế cảnh quan: Plandscape Thailand Đơn vị phân phối: Công ty Cổ phần Bất động sản ERA Việt Nam và Công ty Cổ phần Đầu tư T&A. Địa chỉ: đường Phạm Văn Đồng, Trung tâm thị trấn Long Thành, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai. |
Xem thêm: lmth.man-aihp-et-hnik-tab-cus--buh-scitsigol/910713/nv.semitnogiaseht.www