vĐồng tin tức tài chính 365

Người trong khu phong tỏa ở TP.HCM được chăm sóc sức khỏe ra sao?

2021-06-05 03:48

Sở Y tế TP.HCM vừa ban hành văn bản hướng dẫn xử lý tình huống khi cách ly có vấn đề sức khỏe đến các đơn vị.

Theo Sở Y tế, tình hình dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn đang diễn biến rất phức tạp, số trường hợp phải cách ly tập trung ngày càng tăng. Hiện nay, TP đã có tổng cộng 73 khu cách ly (KCL) tập trung, số lượng người cách ly đã vượt 5.700 người, dự báo còn tiếp tục tăng trong thời gian tới.

Đồng thời, TP đang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15, riêng quận Gò Vấp và phường Thạnh Lộc quận 12 phải giãn cách theo Chỉ thị 16.

Việc đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khoẻ và cấp cứu, chuyển bệnh cấp cứu từ các khu vực cách ly tập trung, các khu vực bị phong tỏa đến các bệnh viện (BV) vừa đảm bảo an toàn trong công tác phòng chống dịch, vừa đảm bảo cấp cứu kịp thời cho người bệnh trở nên cấp bách.

Nhằm đảm bảo cho người dân ở những khu vực này vừa được tiếp cận y tế kịp thời, hiệu quả, vừa đảm bảo tuân thủ các quy định về phòng, chống dịch COVID-19, Sở Y tế đề nghị các đơn vị khẩn trương triển khai thực hiện một số nội dung.

1. Người bệnh đang được cách ly tại KCL tập trung quận/huyện và người bệnh đang sinh sống tại các khu vực đang được phong toả do có dịch COVID-19:

1.1 Người cách ly có vấn đề về sức khoẻ cần được khám bệnh (không cấp cứu): Nhân viên trực khu cách ly thông tin ngay cho Trung tâm y tế quận/huyện. Khi nhận được thông tin, trung tâm y tế quận/huyện cử bác sĩ đến khám bệnh cho người bệnh.

Người bệnh đang được cách ly tại khu cách ly tập trung có các triệu chứng nghi ngờ mắc COVID-19 như sốt, ho, đau họng,...: Trung tâm y tế lấy mẫu xét nghiệm nhanh kháng nguyên SARS-CoV-2 (HCDC chịu trách nhiệm hướng dẫn sử dụng và cấp các kit xét nghiệm nhanh kháng nguyên SARS-CoV-2 cho các KCL).

+ Nếu kết quả xét nghiệm nhanh kháng nguyên dương tính: Liên hệ Trung tâm Cấp cứu 115 điều phối xe cấp cứu của các trạm cấp cứu vệ tinh vận chuyển người bệnh đến các BV được phân công tiếp nhận điều trị COVID-19.

+ Nếu kết quả xét nghiệm nhanh kháng nguyên âm tính: Lấy mẫu xét nghiệm RT-PCR, đồng thời tiếp tục theo dõi, cách ly người bệnh ở buồng riêng biệt.

Người bệnh đang sinh sống tại các khu vực đang được phong toả do có dịch COVID-19 có các triệu chứng nghi ngờ mắc COVID-19 như sốt, ho, đau họng,...: bác sĩ khám bệnh sẽ liên hệ Trung tâm Cấp cứu 115 để điều phối xe cấp cứu đưa người bệnh đến khám sàng lọc tại các BV quận/huyện trên cùng địa bàn.

Người bệnh có các triệu chứng cần khám chuyên khoa: Trung tâm y tế liên hệ BV quận/huyện hoặc BV thành phố để được tư vấn và hỗ trợ. Trường hợp cần chuyển người bệnh đến BV để khám chuyên khoa, liên hệ Trung tâm Cấp cứu 115 để được hỗ trợ vận chuyển người bệnh.

Các BV ưu tiên tiếp nhận, sàng lọc và khám chuyên khoa (tại buồng khám sàng lọc), nếu chưa có chỉ định nhập viện thì kê toa và hướng dẫn người bệnh, bàn giao người bệnh lại cho ê-kíp cấp cứu 115 để vận chuyển người bệnh về KCL (Lưu ý xe cấp cứu 115 sẽ chờ trong khoảng thời gian tối đa 30 phút, nếu quá thời gian này thì BV phải sử dụng xe cấp cứu của BV để chuyển người bệnh trở về KCL).

1.2 Người cách ly có vấn đề khẩn cấp về sức khoẻ cần được cấp cứu: Nhân viên trực KCL gọi ngay cho Trung tâm Cấp cứu 115, Trung tâm Cấp cứu 115 chịu trách nhiệm điều phối ê-kíp cấp cứu thuộc mạng lưới cấp cứu ngoài BV đến sơ cấp cứu và vận chuyển người bệnh đến khoa Cấp cứu của BV quận/huyện trên cùng địa bàn (tại buồng Cấp cứu sàng lọc).

Trường hợp cần cấp cứu chuyên khoa (trong trường hợp người bệnh bị đột quỵ, cơn đau thắt ngực, cấp cứu sản phụ khoa,...), Trung tâm Cấp cứu 115 chịu trách nhiệm liên hệ các BV đa khoa, chuyên khoa thành phố để chuyển người bệnh đến.

Người trong khu phong tỏa ở TP.HCM được chăm sóc sức khỏe ra sao?  - ảnh 1
Bệnh nhân chạy thận nhân tạo trong khu cách ly tập trung của Bệnh viện Lê Văn Thịnh. Ảnh: BSK

2. Đối với người bệnh tại KCL tập trung của TP:

2.1. Người cách ly có vấn đề về sức khoẻ cần được khám bệnh (không cấp cứu): Bác sĩ trực KCL chịu trách nhiệm khám bệnh cho người bệnh.

Trường hợp người bệnh có các triệu chứng nghi ngờ mắc COVID-19 như sốt, ho, đau họng,...: Lấy mẫu xét nghiệm nhanh kháng nguyên SARS-CoV-2.

+ Nếu kết quả xét nghiệm nhanh kháng nguyên dương tính: Liên hệ Trung tâm Cấp cứu 115 điều phối xe cấp cứu của các trạm cấp cứu vệ tinh vận chuyển người bệnh đến các bệnh viện được phân công tiếp nhận điều trị COVID-19.

+ Nếu kết quả xét nghiệm nhanh kháng nguyên âm tính: lấy mẫu xét nghiệm RT-PCR, đồng thời tiếp tục theo dõi, cách ly người bệnh ở buồng riêng biệt.

Trường hợp người bệnh có các triệu chứng cần khám chuyên khoa, bác sĩ trực KCL liên hệ với BV được phân công phụ trách chuyên môn theo từng KCL, hoặc BV thành phố để được tư vấn và hỗ trợ. Trường hợp cần chuyển người bệnh đến BV để khám chuyên khoa, liên hệ Trung tâm Cấp cứu 115 để được hỗ trợ vận chuyển người bệnh.

2.2 Trường hợp người cách ly có vấn đề khẩn cấp về sức khoẻ cần được cấp cứu: bác sĩ trực KCL gọi ngay Trung tâm Cấp cứu 115, Trung tâm Cấp cứu 115 chịu trách nhiệm điều phối ê-kíp cấp cứu thuộc mạng lưới cấp cứu ngoài bệnh viện đến sơ, cấp cứu và vận chuyển người bệnh đến khoa Cấp cứu của bệnh viện quận/huyện trên cùng địa bàn (tại buồng Cấp cứu sàng lọc). Trường hợp cần cấp cứu chuyên khoa (trong trường hợp người bệnh bị đột quỵ, cơn đau thắt ngực, cấp cứu sản phụ khoa,...), Trung tâm Cấp cứu 115 chịu trách nhiệm liên hệ các bệnh viện đa khoa, chuyên khoa thành phố để chuyển người bệnh đến.

3. Đối với người bệnh đang được cách ly tại các KCL của khách sạn:

- Người bệnh là người nước ngoài: quản lý khách sạn (phó ban điều hành khu cách ly khách sạn) liên hệ với Trung tâm Cấp cứu 115 để điều phối mạng lưới cấp cứu ngoài BV vận chuyển người bệnh đến các BV đủ điều kiện khám chữa bệnh cho người nước và có KCL.

- Người bệnh là người Việt Nam: quản lý khách sạn (phó ban điều hành KCL khách sạn) liên hệ với Trung tâm cấp cứu 115 để điều phối mạng lưới cấp cứu ngoài BV vận chuyển người bệnh về KCL của các BV quận/huyện trên địa bàn hoặc các BV chuyên khoa (có khu cách ly).

4. Trường hợp thuyền viên tại các cảng hàng hải khi cần cấp cứu: Liên hệ HCDC để xác định tình trạng sức khỏe của người bệnh, nếu người bệnh cần khám, điều trị, cấp cứu, liên hệ Trung tâm Cấp cứu 115 để điều phối mạng lưới cấp cứu ngoài BV vận chuyển người bệnh về BV Dã Chiến Cần Giờ để được khám và điều trị.

5. Trường hợp người bệnh có chỉ định chạy thận nhân tạo nhưng đang sinh sống ở các khu vực giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 và khu vực cách ly y tế do có dịch COVID-19: Trung tâm cấp cứu 115 điều phối mạng lưới cấp cứu ngoài BV vận chuyển người bệnh đến các BV mà người bệnh đã chạy thận nhân tạo định kỳ.

Các BV thực hiện chạy thận nhân tạo phải tăng cường sàng lọc, bố trí buồng chạy thận nhân tạo riêng biệt dành cho người bệnh đang được cách ly tập trung, đồng thời xây dựng và tuân thủ quy trình phòng chống lây nhiễm COVID-19 trong suốt quá trình di chuyển người bệnh và trong suốt thời gian chạy thận nhân tạo.

Riêng người bệnh mắc COVID-19 cần chạy thận nhân tạo sẽ được thực hiện tại BV điều trị COVID-19 Cần Giờ có buồng cách ly áp lực âm.

Sở Y tế cũng lưu ý các BV tuyệt đối không được từ chối tiếp nhận người bệnh đang sống các khu vực giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 và các khu vực đang được phong toả do có dịch COVID-19; người bệnh đang được cách ly tập trung tại các KCL trên địa bàn thành phố.

Sở Y tế đề nghị các đơn vị nghiêm túc triển khai thực hiện, không để xảy ra trường hợp người bệnh ở các khu vực giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 hoặc các khu vực cách ly không được cấp cứu, điều trị kịp thời. Đồng thời không để xảy ra trường hợp lây nhiễm SARS-CoV-2 cho nhân viên y tế và cho người bệnh khác.

Xem thêm: lmth.493099-oas-ar-eohk-cus-cos-mahc-coud-mchpt-o-aot-gnohp-uhk-gnort-iougn/eohk-cus/nv.olp

Comments:0 | Tags:No Tag

“Người trong khu phong tỏa ở TP.HCM được chăm sóc sức khỏe ra sao?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools