Tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho công nhân Công ty TNHH Fuhong, KCN Đình Trám, huyện Việt Yên, Bắc Giang - Ảnh: VIỆT NGA
Ông Đam cho hay nguyên tắc của Chính phủ là huy động toàn dân, cộng đồng doanh nghiệp (DN) cùng tham gia chống dịch, gồm cả việc huy động nguồn vắc xin.
Chính phủ hoan nghênh tất cả DN, người dân cùng tham gia đóng góp, đồng hành để Việt Nam có vắc xin sớm nhất, tiêm được cho nhiều người dân nhất một cách an toàn nhất có thể, để có miễn dịch cộng đồng sớm, quay lại cuộc sống bình thường như cộng đồng quốc tế.
Theo ông Đam, vắc xin về Việt Nam chưa nhiều không phải vì thiếu tiền hay phải chờ xã hội hóa mà do nguồn cung khan hiếm. Vì vậy, việc thành lập Quỹ vắc xin phòng COVID-19 để bảo đảm nguồn tài chính bền vững cho việc tiêm phòng COVID-19.
Mặc dù tâm lý chung của các ngành là mong muốn được tiêm trước, nhưng việc tiêm vắc xin thực hiện theo đúng nghị quyết 21 của Chính phủ, trong đó một số đối tượng ưu tiên gồm cả người làm việc trong các lĩnh vực dịch vụ thiết yếu như vận tải, hàng không, điện lực, du lịch và tới đây sẽ cập nhật thêm nhóm công nhân.
Ông Vũ Đức Đam nhấn mạnh Chính phủ không yêu cầu DN phải trả kinh phí tiêm vắc xin cho người lao động. Bộ Y tế đã đàm phán mua được khoảng 150 - 170 triệu liều vắc xin, nhưng do tiến độ giao hàng và điều phối các nguồn không thể cấp tập, dồn dập nên vấn đề là làm sao có vắc xin càng sớm càng tốt, càng nhiều càng tốt, nhất là trước thời điểm tháng 10-2021.
Trong khi đó, Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường vừa ký quyết định phê duyệt vắc xin ngừa COVID-19 do Sinopharm, Trung Quốc sản xuất. Đây là vắc xin thứ 3 được Việt Nam phê duyệt, sau AstraZeneca của Anh và Sputnik V của Nga.
Một thành viên Hội đồng tư vấn cấp phép lưu hành thuốc, vắc xin và sinh phẩm y tế cho biết Việt Nam chưa mua vắc xin Sinopharm và hiện Trung Quốc đang tặng khoảng 50.000 liều.
Bộ Y tế cho biết Việt Nam đã đặt hàng, được mua và được cung cấp khoảng 120 triệu liều vắc xin ngừa COVID-19, trong đó có 70 triệu liều AstraZeneca, 31 triệu liều Pfizer, 20 triệu liều Sputnik V nhưng thời gian nhận được vắc xin rất chậm so với nhu cầu tiêm chủng.
Từ tuần tới, vắc xin nội địa Nano Covax sẽ bắt đầu thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3, bước cuối cùng trước khi ra thị trường.
TTO - Nhật Bản đang xem xét việc gửi vắc xin COVID-19 cho Việt Nam, một ngày sau khi nước này gửi hơn 1 triệu liều vắc xin miễn phí cho Đài Loan.
Xem thêm: mth.55264630150601202-nix-cav-ihp-ihc-art-peihgn-hnaod-uac-uey-gnohk/nv.ertiout