Ghi nhận tại một quán cơm ở TP Hồ Chí Minh, chủ quán đã cắt bớt một số nhân sự như: tạp vụ, giữ xe… nên quán phải treo băng rôn để nhắc nhở tài xế công nghệ để xe gọn gàng.
Ngày trước bán được 10, giờ tính ra, quán chỉ bán được 4 - 5 phần so với trước nên lựa chọn phương án sao cho tối ưu cũng khiến chủ quán đau đầu.
"Bây giờ phương án đóng cửa là tốt nhất đó, là mình an toàn, nhưng mình cố gắng làm sao để mọi người có việc làm. Thu nhập của các em có vơi, mình lỗ thì có lỗ nhưng mình cố gắng giữa mình với bên app, hai bên chia sẻ với nhau để cùng tồn tại trong mùa dịch này", anh Quốc Vinh, Quận 1, TP Hồ Chí Minh, cho hay.
Các hàng quán tại TP Hồ Chí Minh thực hiện nghiêm chỉ thị chỉ bán mang về.
Trong khi đó, thực hiện giãn cách xã hội, anh Việt (chủ một chuỗi cà phê) đã phải đóng cửa 5 cửa hàng, trong khi trước đây, anh mở 15 cửa hàng cà phê ở khắp thành phố. Tại những cửa hàng còn hoạt động, anh cũng đã giảm nhân viên. Hiện nay, các cửa hàng bán online, bán mang đi là chính nên anh phải cắt chi phí kênh offline, tăng khuyến mãi, tăng giảm giá.
"Chiết khấu cho app rất nhiều và khuyến mãi cũng nhiều để tăng sức hấp dẫn khách hàng. Vì vậy hiệu quả không cao, nhưng thực tế trong thời điểm này, mình chỉ cần đủ chi phí để duy trì mặt bằng và nhân viên là được rồi", anh Hoàng Việt, Quận 1, TP Hồ Chí Minh, chia sẻ.
VTV.vn - Theo ghi nhận của phóng viên, nhiều cơ sở kinh doanh ăn uống tại TP Hồ Chí Minh đã nhanh chóng thực hiện treo bảng bán mang về hoặc đóng cửa ngừng kinh doanh.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
Xem thêm: mth.54782612150601202-iat-not-ed-gnat-auv-maig-auv-nauq-gnah/et-hnik/nv.vtv