vĐồng tin tức tài chính 365

Thành phố đêm mùa dịch: Mong những đêm buồn nhanh qua

2021-06-05 14:47
Thành phố đêm mùa dịch: Mong những đêm buồn nhanh qua - Ảnh 1.

Ngay trung tâm thành phố cũng vắng vẻ dù mới hơn 21h - Ảnh: M.DŨNG

Tuy nhiên, người đàn ông 53 tuổi này cũng tâm sự dịch giã mà còn được đi bán là mừng. Ông vẫn có đồng ra đồng vào để nuôi con và trứng có ế thì đem về thay đồ ăn. Dù phức tạp nhưng công tác chống dịch vẫn đang quyết liệt để người lao động tiếp tục được làm ăn.

"Thỉnh thoảng cũng có người thương, dừng xe mua giúp thêm ly chè mang về cho mình đỡ ế ẩm. Một chút ấm lòng giữa đêm khuya dịch giã.

Anh Huỳnh Văn Đức

Hàng rong đêm vắng khách

Mới hơn 20h, trục đường lớn Hậu Giang ngược lên khu Chợ Lớn đã vắng thay vì rất đông người, xe như ngày thường. Sau cơn mưa tầm tã, đường đã vắng lại càng vắng hơn. Tiếng rao "trứng vịt lộn đây" từ cái loa nhỏ xíu gắn trên chiếc xe đạp lộ rõ âm thanh khàn khàn, không bị lẫn trong tiếng xe cộ.

Tôi lặng lẽ theo sau ông Hoàng. Qua đường Hậu Giang, ông loanh quanh vào các đường Minh Phụng, Nguyễn Văn Luông. Đồng hồ chỉ hơn 21h, ông đã đạp xe tìm khách hơn một tiếng vẫn chưa ai gọi. Tôi vặn ga vượt lên, hỏi mua chục trứng. Ông mừng ra mặt, vội vã bỏ trứng vào bọc, không quên lời cảm ơn.

"Anh mở hàng đêm nay của tôi đó. Còn hai chục quả nữa, mong may mắn bán hết" - gạt mồ hôi trên trán dù trời lất phất mưa, ông Hoàng kể quê mình ở Thanh Hóa. Vợ bệnh mất, ông dẫn hai con vào Nam tìm sinh kế. 

Ban ngày ông và con trai đầu làm phụ hồ, đêm đêm ông bán dạo thêm trứng vịt lộn để trang trải tiền thuê nhà và nuôi cậu út đang ăn học. 

"Dịch giã thế này, tuy hàng rong chưa bị dừng nhưng cũng ế ẩm lắm rồi. Cách đây mươi hôm, tôi còn dám lấy 50 quả trứng đi bán, giờ chỉ lấy 30 quả mà nhiều đêm vẫn không bán hết. Một quả vịt lộn luộc sẵn lời 3.000 đồng, có bán hết cũng chỉ được 90.000 đồng" - ông Hoàng trải lòng.

Mưa đêm lại trở nặng hạt, anh Huỳnh Văn Đức vẫn ngồi bên thùng chè bưởi để đợi khách mua về. Hơn 22h, đường Trần Văn Giàu, quận Bình Tân lác đác bóng người xe qua lại. 

Vợ chồng người đàn ông quê Kiên Giang này lên TP.HCM, thuê nhà trọ ở đường Khiếu Năng Tĩnh để mưu sinh. Bình thường anh Đức chạy xe ôm, còn vợ anh nấu chè bưởi bán ở vỉa hè. Dịch ập đến, khách đi xe ôm vắng hẳn, họ chỉ còn trông vào thùng chè bưởi.

Gương mặt sạm đen, giọng lúc nào cũng rổn rảng tiếng cười, anh Đức kể: "Tui bán 12.000 đồng một ly chè bưởi. Đợt êm dịch, từ chiều tới khuya cũng bán được 50 - 70 ly, may mắn thì hơn một chút. 

Cộng với tiền chạy xe ôm của tôi cũng sống tàm tạm được. Giờ thì ế hẳn, bán không nổi một nửa". Anh Đức đang tâm sự thì có đôi bạn trẻ dừng xe, mua hai ly, rồi lại thêm hai ly nữa đem đi. Có lẽ họ thông cảm cảnh ế ẩm của anh.

Đã qua năm thứ hai dịch, đợt bùng dịch thứ tư này càng làm những người như anh Đức, ông Hoàng khó khăn hơn. Anh Đức kể tiền thuê nhà cho vợ và con nhỏ ở gần 3 triệu đồng mỗi tháng. Họ đang phải chắt bóp hết sức để chống chọi khó khăn.

Gần 0h, chiếc xe ba gác bán bắp xào, khô mực của chị Trần Thị Tâm vẫn đang cọc cạch tìm khách trên đường An Dương Vương, quận 5. Tôi dừng mua hộp bắp, chị Tâm cười thật tươi, vội vã bật bếp gas xào lại cho nóng. 

"Đêm kia ế, đêm qua ế, đêm nay cũng ế nhưng còn đỡ hơn một chút. Từ tối tới giờ tôi bán được cho gần chục khách, cũng kiếm được gần 200.000 đồng. Ráng rảo thêm tới 2h xem sao" - chị nói. 

Người đàn bà nói đặc giọng Quảng Ngãi này cho biết mình kỹ lắm, lúc nào cũng đeo khẩu trang kín mít và có chai nước sát khuẩn ở túi. Nhưng dịch thế này, người dân vừa ít ra đường vừa ăn uống cẩn thận, nên dân hàng rong như chị ế ẩm là khó tránh.

Thành phố đêm mùa dịch: Mong những đêm buồn nhanh qua - Ảnh 3.

Anh Đức với thùng chè bưởi bán mang về xoay xở qua mùa dịch - Ảnh: M.DŨNG

Chắt bóp vượt khó

Khi nghe tôi hỏi xoay xở cuộc sống thế nào, chị Tâm chùng giọng trả lời: "Thì phải cố thôi chứ biết sao giờ. Ngày thường tôi tiêu 100.000 đồng, giờ giảm xuống, chỉ tiêu một nửa thôi. Tôi chỉ nấu cơm một lần đầu giờ sáng để ăn cả ngày. Đạp xe bán dạo đêm khuya có đói thì ăn đồ ế".

Chị Tâm kể mình quê nghèo nên giỏi tính toán từ bé. Chị nấu cơm, tận dụng hấp luôn quả trứng và chén đậu bắp hay bắp cải trong nồi cơm cho khỏi tốn thêm điện, gas. Trời nóng nực khó ngủ, chị đặt thau nước trước quạt để làm "máy lạnh", đêm nào mưa thì mở cửa sổ để khỏi mở quạt, tiết kiệm chút tiền điện.

Rất nhiều đồng hương của chị Tâm vào TP.HCM tìm sinh kế. Người bán cháo lòng, người bán hủ tiếu gõ, trái cây dạo, bông tăm, móc khóa... cho các quán xá về đêm bên đường. Những ngày giãn cách này, quán đóng cửa hoặc chỉ bán mang về, họ bị túng thiếu thật sự. 

Nỗ lực vượt khó đầu tiên của họ là tiết kiệm, thật tiết kiệm kiểu như chị Tâm. Sau đó là họ cố gắng... đi rảo nhiều hơn để mong tìm thêm khách trên đường đêm vắng vẻ. Tình hình khó tìm thêm việc khác, một số người tranh thủ ban đêm đi bán, ban ngày đi nhặt ve chai để thêm chút tiền nhà trọ.

Cách đây hai tuần, chồng chị Tâm cũng ở TP.HCM phụ vợ. Nhưng kinh nghiệm những đợt dịch trước, thấy tình hình dịch bùng phức tạp, anh đã bàn với vợ để mình về quê làm ruộng vườn. "Hai lần như vậy rồi, cứ bùng dịch, buôn bán khó khăn thì vợ chồng phải người ở, kẻ về cho đỡ chi phí tại thành phố đắt đỏ này" - chị Tâm nói, may là chồng chị đã về kịp.

Thành phố đêm mùa dịch: Mong những đêm buồn nhanh qua - Ảnh 4.

Đạp xe suốt buổi tối nhưng người bán trứng dạo vẫn ế ẩm - Ảnh: M.DŨNG

Vẫn giữ vững nhiệm vụ

Ngược lên trung tâm quận 1, đường sá về đêm càng vắng bóng người. Các đường Nguyễn Thị Minh Khai, Hai Bà Trưng, Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Trần Hưng Đạo vắng vẻ, lượng xe qua lại chỉ bằng một phần mười so với những đêm chưa bùng dịch.

Phố đi bộ Nguyễn Huệ đóng cửa nhưng hai bên vỉa hè lác đác các cặp đôi đậu xe dừng hóng mát. Một số đoạn có dấu hiệu người tụm đông, vi phạm lệnh giãn cách. Anh Nguyễn Văn Xuân, tổ trưởng lực lượng Thanh niên xung phong, cùng đồng đội tất bật gìn giữ an ninh trật tự trên trục đường. 

"Phố đi bộ Nguyễn Huệ đóng, lượng người vắng hẳn. Nhưng chúng tôi vẫn tập trung làm nhiệm vụ để nhắc nhở các thanh niên ham vui, vi phạm quy định phòng dịch. Một số người đã bị phạt vì an toàn chung của xã hội" - anh cho biết. Trong tổ anh Xuân có cả các cô gái đồng phục xanh đang làm nhiệm vụ đêm.

Xuôi về đại lộ Võ Văn Kiệt, các nhóm cán bộ, chiến sĩ cảnh sát giao thông cũng đang trực chiến giao thông, chống đua xe. Thành phố đêm mùa dịch xáo trộn, đổi thay quá nhiều. Nhịp sống về đêm chùng hẳn, việc mưu sinh ế ẩm, khó khăn nặng nề. 

Nhưng lòng chợt ấm lại khi nhìn những người lao động vẫn nghị lực rảo bước mưu sinh, những thanh niên xung phong, cảnh sát giao thông vẫn tập trung nhiệm vụ.

Hy vọng khó khăn rồi sẽ nhanh qua.

Ngoài hàng rong, vé số, những người chạy xe ôm cũng đang chật vật xoay xở. Ông Lê Mỹ, người chạy xe ôm lâu năm trên đường An Dương Vương, kể:

"Cả tuần qua tôi không có nổi một phần ba khách so với bình thường. Ngày nào đỡ nhất cũng chỉ được ba, bốn khách đi đoạn ngắn, kiếm ngót nghét 100.000 đồng. Trừ xăng nhớt, khấu hao, tôi gần như chẳng còn gì".

Lúc ế ẩm này, suốt ngày ông ngồi dán mắt vào điện thoại, mong dịch nhanh được dập tắt để cuộc sống trở lại bình thường.

Sài Gòn đêm mùa dịch: Cuộc sống đảo lộnSài Gòn đêm mùa dịch: Cuộc sống đảo lộn

TTO - TP.HCM đang giãn cách xã hội để chống dịch. Đường sá vắng vẻ, nhiều người lao động, nhất là phận đời mưu sinh ban đêm, lại oằn mình vì dịch giã. Tuy nhiên bên cạnh nỗi lo, cũng có niềm tin khó khăn sẽ qua.

Xem thêm: mth.21980959050601202-auq-hnahn-noub-med-gnuhn-gnom-hcid-aum-med-ohp-hnaht/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Thành phố đêm mùa dịch: Mong những đêm buồn nhanh qua”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools