Đại học Waseda là 1 trong 14 trường đại học có hợp tác cùng Viện Khổng Tử tại Nhật Bản - Ảnh: NIKKEI ASIA
Cụ thể, Bộ Giáo dục Nhật Bản sẽ đề nghị các trường đại học hợp tác cùng Viện Khổng Tử cung cấp thông tin về nguồn tài trợ, số người học tham gia, cũng như liệu Viện Khổng Tử có can thiệp vào công tác nghiên cứu của những trường đó hay không. Bộ câu hỏi chính thức sẽ được chốt vào cuối năm nay.
Bên cạnh lo ngại về việc Trung Quốc tuyên truyền quan điểm của họ, Tokyo cũng lo lắng rằng công nghệ của Nhật Bản có thể bị phía Trung Quốc thu thập thông qua các chương trình trao đổi nghiên cứu.
Trước Nhật Bản, cả Mỹ và châu Âu đều có nỗ lực nhằm siết kiểm soát đối với hoạt động của Viện Khổng Tử tại quốc gia của họ.
“Ngày một nhiều nỗ lực tìm kiếm thông tin hoặc bãi bỏ các viện này ở những quốc gia có cùng giá trị, như Mỹ và châu Âu. Tôi kêu gọi chia sẻ thông tin để tạo ra sự minh bạch về bộ máy quản lý của các tổ chức và dự án nghiên cứu”, Bộ trưởng Giáo dục Nhật Bản Koichi Hagiuda tuyên bố.
Trung Quốc đã bắt đầu mở cửa các Viện Khổng Tử từ năm 2004 trên khắp thế giới, nhằm mở rộng tầm ảnh hưởng của họ thông qua văn hóa và ngôn ngữ.
Viện Khổng Tử có khoảng 500 cơ sở trên tầm 160 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Tại Nhật Bản, 14 trường đại học tư nhân đã hợp tác cùng tổ chức trên.
Vì không cấp bằng, Viện Khổng Tử không cần đăng ký hay tìm kiếm sự đồng ý từ Chính phủ Nhật Bản. Việc mở cửa một cơ sở như vậy tại một trường đại học ở Nhật cũng dễ dàng như mở một khóa học mới. Vì thế, Chính phủ Nhật rất khó để theo dõi hoạt động của họ.
Sự phản đối dành cho các Viện Khổng Tử trong giới chính trị Nhật Bản đang ngày một lớn dần.
Ông Yoshinori Hakui, người đứng đầu Văn phòng giáo dục đại học của Bộ Giáo dục Nhật Bản, đã tuyên bố trước quốc hội rằng "không có ví dụ nào về việc (các quốc gia khác) thành lập cơ sở văn hóa như Viện Khổng Tử" ngoại trừ Trung Quốc.
Hồi tháng 8-2020, Bộ Ngoại giao Mỹ cáo buộc Viện Khổng Tử nằm trong mạng lưới gây ảnh hưởng toàn cầu của chính quyền Bắc Kinh, gieo rắc vào sinh viên Mỹ "ngôn ngữ và văn hóa Trung Quốc lệch lạc".
Cơ quan trên đã yêu cầu Viện Khổng Tử đăng ký hoạt động tại Mỹ như một "phái bộ nước ngoài" thuộc Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.
TTO - Phía Mỹ tìm giải pháp thay thế cho những người học tiếng Hoa khi Viện Khổng Tử của Trung Quốc đóng cửa. Cựu ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo từng cáo buộc các viện này tuyển "gián điệp" tại các trường đại học ở Mỹ.
Xem thêm: mth.59683207060601202-ut-gnohk-neiv-auc-gnod-taoh-tex-mex-es-nab-tahn/nv.ertiout