vĐồng tin tức tài chính 365

G7 đạt thỏa thuận lịch sử về mức thuế doanh nghiệp tối thiểu toàn cầu 15%

2021-06-06 10:56

G7 đạt thỏa thuận lịch sử về mức thuế doanh nghiệp tối thiểu toàn cầu 15%

Khánh Lan

(KTSG Online) - Hôm 5-6, Hội nghị Bộ trưởng Tài chính của khối các cường quốc công nghiệp G7 bao gồm Mỹ, Anh, Đức, Nhật Bản, Pháp, Ý, Canada đã nhất trí thỏa thuận lịch sử về việc đánh thuế doanh nghiệp tối thiểu trên toàn cầu ở mức 15%, đồng thời thiết lập các biện pháp để bảo đảm thuế phải được nộp ở các nước thị trường, nơi mà doanh nghiệp bán hàng hóa và dịch vụ.

Thỏa thuận này sẽ bịt các lỗ hỏng về thuế xuyên biên giới mà một số tâp đoàn lớn nhất thế giới tận dụng bấy lâu nay.

Các Bộ trưởng tài chính của khối G7 chụp hình lưu niệm tại London, Anh hôm 5-6. Ảnh: New York Times

Phát biểu với báo chí sau hội nghị, Bộ trưởng Tài chính Anh, Rishi Sunak nói: “Sau nhiều năm thảo luận, các bộ trưởng tài chính G7 đã đạt được một thỏa thuận lịch sử để cải cách hệ thống thuế toàn cầu phù hợp với kỷ nguyên số hóa toàn cầu”.

Thỏa thuận đó có thể là nền tảng cho một hiệp định về thuế doanh nghiệp toàn cầu mà khối các nền kinh tế lớn toàn cầu G20 sẽ thảo luận vào tháng tới, nhằm chấm dứt cuộc chạy đua xuống đáy về thuế doanh nghiệp khi mà các nước cạnh tranh thu hút các tập đoàn khổng lồ bằng các mức thuế cực thấp hoặc miễn thuế.

Cuộc chạy đua giảm thuế khiến ngân sách của những quốc gia này tổn thất hàng trăm tỉ đô la và hiện tại, họ muốn khẩn cấp thu số thuế này để trang trải các khoản chi tiêu khổng lồ nhằm vực dậy nền kinh tế từ cuộc khủng hoảng Covid-19.

Văn kiện của thỏa thuận thuộc G7 khẳng định rằng các bộ trưởng tài chính G7 cam kết ủng hộ mức thuế doanh nghiệp toàn cầu tối thiểu ở mức 15% và thuế sẽ được đánh ở đất nước mà các tập đoàn đa quốc gia đang bán hàng hóa và dịch vụ, cho dù họ không thiết lập sự hiện diện (văn phòng, nhà kho...) ở nước đó. “Chúng tôi cam kết đạt được một giải pháp công bằng về việc phân bổ quyền đánh thuế đối với các nước thị trường được quyền đánh thuế ít nhất 20% của phần lợi nhuận vượt quá mức biên lợi nhuận 10% của các doanh nghiệp đa quốc gia lớn nhất và kiếm được lợi nhuận lớn nhất”, văn kiện cho hay.

Một báo cáo của tổ chức Giám sát thuế Liên minh châu Âu, công bố trong tháng này, ước tính mức thuế doanh nghiệp tối thiểu 15% trên toàn cầu sẽ giúp doanh thu thuế của EU tăng thêm 58 tỉ đô la Mỹ mỗi năm.

Trong khi đó, chính quyền Tổng thống Joe Biden dự báo hệ thống thuế doanh nghiệp tối thiểu toàn cầu sẽ giúp doanh thu thuế của Mỹ tăng thêm 500 tỉ đô la trong 10 năm tới.

Mức thuế doanh nghiệp tối thiểu toàn cầu 15% cao hơn mức thuế doanh nghiệp ở các thiên đường thuế như Ireland, nhưng ít hơn mức thuế doanh nghiệp thấp nhất ở các nước G7.

Trong nhiều năm qua, các quốc gia giàu có “chật vật” tìm tiếng nói chung về cách thu thêm thuế từ các tập đoàn công nghệ đa quốc gia như Google, Amazon va Facebook, vì các tập đoàn này thường chuyển lợi nhuận về những khu vực tài phán nơi họ được ưu đãi lớn về thuế.

Thu nhập từ các nguồn tài sản vô hình như bản quyền dược phẩm, dịch vụ phần mềm và phí tác quyền của tài sản sở hữu trí tuệ “chảy” đến những khu vực tài phán cho phép các tập đoàn đa quốc gia né mức thuế cao ở các nước khác bao gồm đất nước quê hương của họ, những nơi đóng góp phần lớn cho doanh thu của tập đoàn.

Theo thỏa thuận của G7, các chính phủ vẫn có thể áp dụng mức thuế doanh nghiệp của riêng họ đối với các công ty đa quốc gia, nhưng nếu các công ty này trả thuế thấp hơn mức thuế doanh nghiệp tối thiểu toàn cầu tại một quốc gia cụ thể khác, thì chính phủ quê hương của họ có thể tăng thu thuế thêm lên mức tối thiểu, để loại bỏ lợi thế của việc chuyển lợi nhuận đến các thiên đường thuế.

Thỏa thuận lịch sử của G7 có thể tái định hình thương mại toàn cầu và củng cố nguồn ngân sách đang bị xói mòn của các nước sau hơn một năm chống chọi dịch bệnh Covid-19. Thỏa thuận này cũng hứa hẹn giúp chấm dứt hục hặc giữa Mỹ và châu Âu về cách đánh thuế các tập đoàn công nghệ toàn cầu.

Trong tháng tới, G7 phải tìm cách thuyết phục các Bộ trưởng Tài chính của khối G20 ủng hộ mức thuế doanh nghiệp tối thiểu toàn cầu 15% trong một hội nghị tại Ý, nếu thành công, thỏa thuận cuối cùng sẽ được các lãnh đạo G20 ký kết khi họ nhóm họp vào tháng 10 tới.

Tập hợp sự ủng hộ rộng rãi hơn sẽ không dễ dàng. Ireland, nước đánh thuế doanh nghiệp ở mức 12,5%, đã bày tỏ thái độ phản đối thuế doanh nghiệp tối thiểu toàn cầu với lập luận nó sẽ gây xáo trộn cho mô hình kinh tế của nước này. Một số nước lớn khác như Trung Quốc lặng lẽ theo dõi tiến trình đàm phán của G7 nhưng có thể không ủng hộ thỏa thuận thuế doanh nghiệp tối thiểu toàn cầu. Song các quan chức tài chính G7 tin rằng nếu thỏa thuận này được nhiều nền kinh tế phát triển chấp nhận, thì các nước khác sẽ ủng hộ và họ sẽ gây sức ép để buộc Ireland phải tham gia.

Bộ trưởng Tài chính Mỹ, Janet Yellen ra tuyên bố nhấn mạnh: “Thuế doanh nghiệp tối thiểu toàn cầu sẽ giúp chấm dứt cuộc chạy đua xuống đáy về thuế doanh nghiệp... Thuế doanh nghiệp tối thiểu toàn cầu sẽ giúp nền kinh tế toàn cầu phát triển bằng cách tạo ra sân chơi công bằng cho các doanh nghiệp và khuyến khích các nước cạnh tranh thu hút doanh nghiệp dựa trên các nền tảng tích cực, chẳng hạn như đào tạo lực lượng lao động, đầu tư cho hoạt động nghiên cứu và phát triển cũng như cơ sở hạ tầng”.

Theo Reuters, NY Times

Xem thêm: lmth.51-uac-naot-ueiht-iot-peihgn-hnaod-euht-cum-ev-us-hcil-nauht-aoht-tad-7g/080713/nv.semitnogiaseht.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“G7 đạt thỏa thuận lịch sử về mức thuế doanh nghiệp tối thiểu toàn cầu 15%”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools