vĐồng tin tức tài chính 365

Bí ẩn các “Siêu công ty” ngàn tỉ: Doanh nhân 9x kín tiếng

2021-06-06 15:53

Chưa đầy 30 tuổi (sinh năm 1992), ông Dương Văn Can đã chèo lái Công ty Cổ phần Kinh doanh thương mại Thịnh Phát, doanh nghiệp mới thành lập cuối năm 2015 nhưng từ lâu doanh thu đã vượt ngưỡng 10 nghìn tỉ đồng. Ông Can hiện là Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty Thịnh Phát.

Công ty Cổ phần Kinh doanh thương mại Thịnh Phát là doanh nghiệp doanh thu lớn nhưng lại khá "kín tiếng" trên thương trường. Được thành lập ngày 26.10.2015, Công ty Thịnh Phát ghi nhận doanh thu lên đến hàng chục nghìn tỉ đồng mỗi năm - một con số đáng nể ngay cả khi so sánh với nhiều doanh nghiệp lâu năm, đình đám trên thị trường chứng khoán.

Công ty Thịnh Phát có trụ sở chính ở số 52 Bà Triệu, phường Hàng Bài, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Theo Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, Công ty Thịnh Phát được sáng lập bởi 3 cá nhân là ông Nguyễn Quang Long, bà Đoàn Thị Thanh Vân và ông Lê Anh Dũng với vốn điều lệ 100 tỉ đồng. Đến nay, trải qua gần 6 năm vận hành, doanh nghiệp vẫn chưa ghi nhận đợt điều chỉnh vốn nào.

Tuy nhiên, 2 cổ đông sáng lập là ông Long và bà Vân đã chuyển nhượng cổ phần và không còn sở hữu vốn tại Công ty Thịnh Phát, chỉ còn lại ông Lê Anh Dũng hiện đang nắm giữ 70% cổ phần của Thịnh Phát.

Ông Lê Anh Dũng từng giữ vị trí Tổng giám đốc kiêm Người đại diện pháp luật của Công ty Thịnh Phát. Tuy nhiên, đến tháng 7/2020, Thịnh Phát đã có tân Chủ tịch HĐQT, kiêm Tổng giám đốc là ông Dương Văn Can, sinh năm 1992, địa chỉ thường trú tại xã Quảng Bình, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa.

Ngành nghề kinh doanh chính của Công ty Thịnh Phát là bán buôn nông, lâm sản nguyên liệu (trừ gỗ, tre, nứa) và động vật sống.

Theo tìm hiểu, chỉ sau 5 năm thành lập (2016-2020), doanh thu của Công ty Thịnh Phát tăng hơn 10 lần từ 1.257 tỉ đồng năm 2016 lên mức cao nhất là 15.525 tỉ đồng năm 2020.

Tuy nhiên, cùng với đà tăng của doanh thu, nợ phải trả của Công ty Thịnh Phát cũng phi mã từ hơn 718 tỉ đồng năm 2016 lên 6.271 tỉ đồng tại ngày 31.12.2020.

Trong khi nợ tăng vùn vụt thì vốn chủ sở hữu của Công ty Thịnh Phát "nhích từng bước", sau 5 năm chỉ tăng từ 101 tỉ đồng (2016) lên hơn 138 tỉ đồng (2020).

Bởi vậy, hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu của Công ty Thịnh Phát liên tục ở mức báo động: hơn 39 lần năm 2017, 42 lần năm 2018, xấp xỉ 54 lần năm 2019 và 45 lần năm 2020.

Đáng nói, dù doanh số tăng nhanh cả chục nghìn tỉ đồng nhưng giá vốn bán hàng của Thịnh Phát luôn cao ngất ngưởng nên sau khi trừ các chi phí, Công ty Thịnh Phát chỉ lãi vài tỉ đồng. Cụ thể, năm 2016 Thịnh Phát lãi sau thuế 1,16 tỉ đồng; 2017 lãi 3,53 tỉ đồng, 2018 gần 3 tỉ đồng; năm 2019 lãi 6 tỉ.

Tỉ suất sinh lời trên doanh thu (ROS) của Công ty Thịnh Phát vô cùng thấp, lần lượt ở mức: 0,0009% (2016); 0,0004 (2017); 0,00029 (2018) và 0,0004 (2019).

Năm 2020, lãi sau thuế của Công ty Thịnh Phát tăng lên hơn 24 tỉ đồng nhưng tỉ suất sinh lời trên doanh thu vẫn ở mức 0,001% - rất thấp nếu so với nhiều doanh nghiệp kinh doanh nông sản trên thị trường chứng khoán.

Xem thêm: odl.226619-gneit-nik-x9-nahn-hnaod-it-nagn-yt-gnoc-ueis-cac-na-ib/et-hnik/nv.gnodoal

Comments:0 | Tags:No Tag

“Bí ẩn các “Siêu công ty” ngàn tỉ: Doanh nhân 9x kín tiếng”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools